1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thứ 6 của Trái đất đang tăng tốc

(Dân trí) - Hàng trăm loài động vật độc đáo, quý giá đã biến mất mãi mãi vào thế kỷ trước. Đây là những gì dự báo về một sự tuyệt chủng hàng loạt tồi tệ sắp diễn ra.

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thứ 6 của Trái đất đang tăng tốc - 1
Các nhà nghiên cứu cho biết nếu như tình hình hiện tại thì có thể chỉ mất hàng thập kỷ để hàng trăm loài biến mất.

Khi các hiệu ứng kích thích đối với các loài lân cận trở nên rủi ro hơn bao giờ hết, với hệ sinh thái mất ổn định và mạng lưới thức ăn bị suy yếu khiến cho bất kỳ loài nào, kể cả con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

"Những gì chúng ta làm để đối phó với cuộc khủng hoảng tuyệt chủng hiện tại trong hai thập kỷ tới sẽ quyết định số phận của hàng triệu loài", nhà sinh thái học Gerardo Ceballos từ Đại học Quốc gia Mexico giải thích.

Năm năm trước, Ceballos đã dẫn đầu một nghiên cứu sử dụng các ước tính để tiết lộ sự khác biệt lớn giữa tỷ lệ tuyệt chủng thông thường của loài tuyệt chủng và tỷ lệ chết mà chúng ta thấy ngày nay.

Nó đã tìm thấy tỷ lệ tuyệt chủng trung bình của các loài động vật có xương sống (hai lần tuyệt chủng động vật có vú trên 10.000 loài sau mỗi 100 năm) thấp hơn nhiều so với số lượng tuyệt chủng ngày nay, cao hơn tới 100 lần trong thế kỷ trước.

Nhóm nghiên cứu cho biết, đang có một hiện tượng tuyệt chủng hàng loạt xuất hiện ngay bây giờ do các bằng chứng không thể thay đổi cho thấy mức độ tuyệt chủng gần đây, bản thân chưa từng có trong lịch sử loài người là rất bất thường trong lịch sử Trái đất.

"Chúng tôi có thể tự tin kết luận rằng tỷ lệ tuyệt chủng hiện đại là cực kỳ cao. Chúng đang gia tăng và đây là lần thứ sáu trong lịch sử 4,5 tỷ năm của Trái đất", nhóm nghiên cứu báo cáo.

Mới đây, Ceballos và các cộng tác viên của ông đã tiếp tục trở lại với một nghiên cứu khác và những hiểu biết mới của họ không còn lạc quan nữa. Lần này các nhà nghiên cứu cho biết tốc độ tuyệt chủng trong tương lai có lẽ đã bị đánh giá thấp cho đến thời điểm này. Tốc độ tuyệt chủng của động vật có xương sống mà chúng ta đang chứng kiến ​​sẽ tăng mạnh trong tương lai.

Trong nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ Danh sách đỏ các loài bị đe dọa và loài chim quốc tế của IUCN để kiểm tra quần thể động vật có xương sống được coi là đang trên bờ vực tuyệt chủng, mất hầu hết phạm vi địa lý và hiện có ít hơn 1.000 sinh vật sống đơn độc trên toàn thế giới. 1,7% các loài động vật có xương sống trên cạn được đánh giá, tổng cộng 515 loài, phù hợp với mô tả này.

Thêm 39 loài với số lượng từ 1.000 đến 5.000 cá thể, nhóm nghiên cứu cho biết 84% số động vật này sống trong cùng khu vực với 515 loài đang trên bờ tuyệt chủng, điều này cho thấy chúng có khả năng bị phơi nhiễm đối với các mối đe dọa địa lý tương tự, về những thứ như hệ sinh thái mất ổn định do chuỗi thức ăn bị phá vỡ, nạn phá rừng, ô nhiễm hoặc vô số áp lực khác của con người.

Những "thác tuyệt chủng” được kích hoạt bởi sự mất mát của một số loài chính trong hệ sinh thái là một hiện tượng nổi tiếng trong sinh thái học, bởi vì rất nhiều loại động vật đang trên bờ vực tuyệt chủng, sự tuyệt chủng hàng loạt có thể xảy ra xảy ra sớm hơn chúng ta dự đoán. Khi quần thể động vật bị áp lực đến mức cực đoan như vậy, chúng thường không tồn tại lâu.

"Khoảng 94% dân số của 77 loài động vật có vú và chim trên bờ vực đã bị mất trong thế kỷ trước. Giả sử tất cả các loài trên bờ vực đều có xu hướng tương tự, hơn 237.000 quần thể của các loài đó đã biến mất kể từ năm 1900”, nhóm nghiên cứu viết.

Nếu 515 loài trên bờ vực chỉ tồn tại trong vài thập kỷ nữa theo ước tính thì kết hợp với 543 loài động vật có xương sống đã tuyệt chủng kể từ năm 1900, tỷ lệ tuyệt chủng sẽ cao hơn 117 lần so với tốc độ nền, cao hơn ước tính riêng của các nhà nghiên cứu năm năm trước, cho thấy trước đây chúng ta đã đánh giá thấp quá trình này diễn ra nhanh như thế nào.

Các nhà nghiên cứu cho biết, không quá muộn để làm chậm điều này, nếu chúng ta hành động để giảm bớt áp lực của con người lên sinh quyển. Điều này có thể bằng cách thực hiện các lệnh cấm rộng rãi về buôn bán các loài hoang dã, làm chậm nạn phá rừng và công nhận tất cả các quần thể động vật dưới 5.000 cá thể là cực kỳ nguy cấp.

"Việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được nâng lên thành tình trạng khẩn cấp quốc gia và toàn cầu cho các chính phủ và tổ chức, tương đương với sự gián đoạn khí hậu mà nó có liên quan”, nhà sinh vật học Paul Ehrlich từ Đại học Stanford cho biết.

Trang Phạm

Theo Science Alert