Sự hình thành của lõi Trái đất giống như pha cà phê espresso
(Dân trí) - Lõi Trái đất chủ yếu chứa kim loại sắt, nó được hình thành giống như sự thẩm thấu nước dưới áp lực cao qua bột cà phê khi chúng ta pha một ly espresso.
Nguyên tắc này đang được hai nhà nghiên cứu Yingwei Fei và Lin Wang, Viện Carnegie, Mỹ lên kịch bản thực hiện và chứng minh trong phòng thí nghiệm.
Loài người đã đưa ra nhiều câu hỏi trong nhiều thiên niên kỷ về sự hình thành của Trái đất, nhưng phải đến thế kỷ 20, khoa học mới cho chúng ta biết, hành tinh xanh là kết quả của sự bồi tụ vật chất từ các vụ va chạm với nhiều thiên thể cách đây 4,56 tỷ năm trước.
Các nghiên cứu trước từ các nhà khoa học cho thấy, lõi Trái đất hình thành chủ yếu từ sắt và niken, được bao bọc bởi lớp phủ và sau đó là lớp vỏ giàu silicat.
Hai nhà khoa học Yingwei Fei và Lin Wang đã thực hiện một phần trong phòng thí nghiệm quá trình phân hóa Trái đất, họ lấy cảm hứng từ nguyên tắc pha cà phê espresso, nén áp suất cao để nước thẩm thấu qua bột cà phê tạo nên thức uống nổi tiếng này.
Trái đất được hình thành bởi các chondrite enstatit và tan chảy một phần
Các núi lửa trên Trái đất như một minh chứng cho hành tinh này là một ngôi sao nóng.
Các nhà khoa học tin rằng, sắt và niken trong các tảng đá nguyên thủy tạo thành Trái đất và có nguồn gốc từ các vụ va chạm với thiên thạch, tan chảy thẩm thấu vào trong trung tâm hành tinh trong vài chục triệu năm.
Khoảng 80% các mảnh thiên thạch được tìm thấy trên Trái đất chứa chondrit, một phần khác bao gồm silyit và achondrit, chúng đều tồn tại trong các thiên thể.
Phân tích thành phần hóa học của chondrit rất giống với thành phần của khí quyển Mặt trời, do đó giả thuyết được đưa ra là các thiên thạch này có chung nguồn gốc.
Sắt nóng chảy thẩm thấu tạo thành lõi Trái đất
Nhiệt độ và các nguyên tố phóng xạ đã khiến chondrit enstatit trên Trái đất tan chảy và tạo ra một hợp kim bao gồm sắt và niken lỏng, thẩm thấu vào trung tâm hành tinh giống cách nước chảy qua bột cà phê.
Ngoài ra, còn có các nguyên tố như oxy, silic và cacbon được tìm thấy với số lượng nhỏ trong lõi do chúng bị sắt nóng chảy hòa tan vào tâm Trái Đất.
Nhưng làm thế để giải thích một phần nhỏ các nguyên tố còn sót lại trong lớp phủ của Trái đất?
Yingwei Fei và Lin Wang đã mô phỏng thí nghiệm từ một tảng đá, cho các nguyên tố trên thẩm thấu vào trong dưới áp suất và nhiệt độ cao nhằm tìm câu trả lời.
Kết quả cho thấy rằng, có một số nguyên tố như sideophile còn sót lại trong tảng đá (tượng trưng cho lớp phủ của Trái Đất).
Nhóm nghiên cứu vẫn tiếp tục thực hiện thí nghiệm này để xem còn điều gì xảy ra trong tảng đá này.
Theo Futura Science