Sinh vật biển phục hồi nhanh chóng sau khi tuyệt chủng hàng loạt
(Dân trí) - Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học California, loài bò sát đã nhanh chóng xâm chiếm các vùng biển ngay sau khi tuyệt chủng toàn cầu quét sạch hầu hết sự sống trên Trái đất.
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu được đăng trên tạp chí Scientific Reports ngày 13/6, biến đổi khí hậu toàn cầu có thể bị kích hoạt bởi những đợt phun trào núi lửa lớn - đã giết chết hơn 95% các loài sống cách đây khoảng 250 triệu năm, vào cuối kỷ Permi. Bò sát ở đất liền đã xâm chiếm đại dương chỉ trong 3,35 triệu năm vào đầu kỷ Triat, một sự phục hồi nhanh chóng trong giai đoạn địa chất.
Đồng tác giả Ryosuke Motani, giáo sư cổ sinh học tại khoa Trái đất và Khoa học Hành tinh, thuộc UC Davis cho biết, kết quả nghiên cứu phù hợp với quan điểm mới về sự phục hồi được cho là nhanh hơn so với suy nghĩ trước đây.
Nghiên cứu do Wanlu Fu, thuộc phòng thí nghiệm về sự tiến hóa vỏ và vành đai núi lửa thuộc Đại học Bắc Kinh dẫn đầu. Fu và các cộng sự gồm các nhà khoa học từ Đại học Wisconsin và Đại học Milan tại Ý đã tiến hành nghiên cứu. Các mẫu hóa thạch và đá thu thập được từ Majiashan ở Chaohu, phía Nam Trung Quốc.
Theo nhiên cứu, những hóa thạch bò sát biển cổ nhất xuất hiện cách đây 248,81 triệu năm. Những loài bò sát biển tiên phong này gồm thằn lằn giống cá heo và sauropterygians, đã thống trị các vùng biển Mesozoi trong suốt thời kỳ khủng long.
Sự pha trộn nước biển dẫn đến phục hồi
Tại cùng thời điểm, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra những thay đổi lớn về tính chất hóa học và chu trình cácbon ở đại dương. Việc trộn lẫn nước đại dương theo phương thẳng đứng đã dừng lại trong hoặc ngay sau vụ tuyệt chủng hàng loạt, làm giảm oxy ở các đại dương trên diện rộng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, những đồng vị cácbon trong các lớp đá Majiashan cho thấy, các loài bò sát biển cổ nhất đã xuất hiện ngay sau khi dòng hải lưu mạnh quay trở lại và có thể đã thúc đẩy quá trình phục hồi của hệ sinh thái. Các loại đá đã ghi lại quá trình pha trộn mạnh mẽ ở các vùng nước ngoài đại dương, đưa nước giàu dinh dưỡng lên bề mặt để cung cấp nhiên liệu cho các sinh vật nhỏ bé ở dưới đáy của chuỗi thức ăn ở đại dương.
Montanez đã gán quá trình phục hồi sinh học và sự khởi đầu của hệ sinh thái biển mới với việc phá vỡ sự phân tầng cuối cùng ở đại dương và quá trình quay trở lại của đại dương được oxy hóa".
Theo báo cáo nghiên cứu, những đồng vị cácbon thay đổi theo khung thời gian 405.000 năm và 100.000 năm. Các chu trình cácbon tương ứng với độ lệch tâm quỹ đạo của Trái đất, trong đó quỹ đạo của Trái Đất thay đổi từ tròn đến elip và ngược lại. Những va chạm quỹ đạo cũng cung cấp thông tin chính xác về thời điểm đầu tiên mà loài bò sát biển Mesozoic xuất hiện.
Minh Trang (Theo Phys)