1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Sao Thổ có hai lục giác xoay quanh cực bắc của nó

(Dân trí) - Tàu vũ trụ Cassini của NASA đã phát hiện một lốc xoáy phát triển phía trên cực bắc của Sao Thổ, có hình dạng lục giác giống hệt một lốc xoáy nổi tiếng phía dưới.


Một lốc xoáy lục giác mới đã xuất hiện phía trên cao bầu trời ở cực bắc của Sao Thổ.

Một lốc xoáy lục giác mới đã xuất hiện phía trên cao bầu trời ở cực bắc của Sao Thổ.

Khi mùa xuân chuyển sang mùa hè ở bán cầu bắc của hành tinh này, một lốc xoáy lục giác đã xuất hiện ở tầng bình lưu. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên Nature Communications hôm 3/9, thật bất ngờ, hình đa giác ở cực có vẻ phản chiếu lốc xoáy lục giác nổi tiếng xoáy ở đám mây phía dưới cách đó hàng trăm kilomet.

Khi tàu vũ trụ cassini của NASA đến Sao Thổ năm 2014 – vào mùa hè ở bán cầu nam – máy thăm dò đã phát hiện ra một lốc xoáy tương tự ở tầng bình lưu phía trên cực nam, dù lốc xoáy đó có hình dạng giống một hình tròn cũ đơn giản hơn. Khi mùa hè dần chuyển sang mùa thu, lốc xoáy đó biến mất.

Hiện nay, nhà khoa học hành tinh Leigh Fletcher đến từ Đại học Leicester ở Anh và các đồng nghiệp cho biết tàu Cassini đã phát hiện được một lốc xoáy mới đang hình thành ở phía bắc trong những năm cuối cùng của tàu vũ trụ.

Dựa theo sơ đồ hồng ngoại của bầu khí quyển, đội nghiên cứu thấy rằng từ năm 2014 đến năm 2017, một khối không khí ấm, xoáy đã bắt đầu hình thành phía trên cực bắc. Điều đó không hề bất ngờ - nhưng hình dạng lục giác của nó có hơi gây ngạc nhiên.

Hình dạng này đưa ra giả thuyết rằng hình lục giác phía dưới bằng cách nào đó kiểm soát việc xảy ra ở tầng bình lưu. Những nhận thức như vậy có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu được năng lượng di chuyển ở những bầu khí quyển của các hành tinh khác như thế nào.

Không may là, tàu Cassini không còn nữa – nó đã lao vào Sao Thổ hồi năm ngoái. Nhưng các kính viễn vọng đặt ở Trái đất sẽ quan sát cẩn thận cơn bão để xem nó sẽ thay đổi ra sao theo các mùa trên Sao Thổ.

Lộc Ninh (Theo Science News)