1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Ruột của sinh vật biển sâu chứa cacbon phóng xạ từ bom nguyên tử

(Dân trí) - Chiến tranh Lạnh đã qua nhưng di sản của nó vẫn còn tồn tại, ngay cả trong cơ thể của các sinh vật sống trong rãnh đại dương sâu nhất thế giới.

Ở dưới cùng của đáy biển khu vực phía Tây Thái Bình Dương, rãnh Mariana - điểm sâu nhất trên Trái Đất, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự hiện diện của các đồng vị cacbon không ổn định trong cơ thể của những sinh vật giống như tôm. Bằng cách truy tìm dấu vết của các đồng vị, họ có thể lần theo dấu vết đối với phần còn lại của các đầu đạn hạt nhân phát nổ trong Chiến tranh Lạnh.

Ruột của sinh vật biển sâu chứa cacbon phóng xạ từ bom nguyên tử - 1
Những vụ thử bom nguyên tử thời Chiến tranh Lạnh vẫn đề tàn tích đến tận ngày nay.

Báo cáo trên tạp chí Geophysical Research Letters, các nhà khoa học do Viện Khoa học Trung Quốc dẫn đầu đã ghi lại làm thế nào vụ nổ từ đầu đạn hạt nhân trên Thái Bình Dương lại có trong ruột của các loài giáp xác nhỏ ở độ sâu tới 11.000m như vậy.

Nhóm các nhà khoa học bắt đầu bằng cách thu thập các loài giáp xác nhỏ, là các loài động vật giáp xác có giáp mềm, không có mai và có các cơ quan bị nén lại ở rãnh Mariana, rãnh Mussau và rãnh New Britain vào mùa xuân năm 2017.

Phân tích mô cơ và hàm lượng ruột của chúng tìm thấy mức độ cao của cacbon 14 với đồng vị không ổn định - một dấu hiệu chắc chắn của vũ khí nhiệt hạch.

Một số ít các quốc gia có vũ khí hạt nhân trên thế giới chủ yếu là Mỹ và Liên Xô cũ đã thực hiện hơn 2.000 vụ nổ thử hạt nhân kể từ năm 1945, gần 400 trong số đó đã được thử trong bầu khí quyển từ năm 1945 đến 1963. Kết quả của hoạt động này đó là lượng cacbon 14 trong khí quyển đã tăng gấp đôi trong suốt những năm 1950 và 1960.

Dường như lượng cacbon 14 này trôi dạt từ trên mặt nước xuống dưới đại dương. Tại đây, nó đã bị hấp thụ bởi những sinh vật sống, tiến sâu vào chuỗi thức ăn của sinh vật biển Thái Bình Dương.

Các loài động vật giáp xác có giáp mềm sẽ ăn thịt thối rữa của các sinh vật biển trôi xuống đáy biển sau khi chúng chết.

Điều thú vị là, mức cacbon 14 cũng cho thấy những cư dân vùng biển sâu này có tuổi thọ tương đối dài hơn 10 năm. Sự xâm nhập của cacbon 14 vào khu hệ động vật sâu nhất chưa được báo cáo cho đến bây giờ.

Phóng xạ cũng không phải là những sản phẩm duy nhất của hoạt động con người có thể được tìm thấy trong khu vực biển sâu nhất thế giới này. Các nhà khoa học đã tìm thấy túi nhựa. Thậm chí đáng lo ngại hơn, một nghiên cứu gần đây được công bố đầu năm nay đã phát hiện ra sự hiện diện của vi nhựa ở động vật sống trong rãnh Mariana. Trên thực tế, gần 75% tôm được thử nghiệm ở đây có chứa ít nhất một vi hạt nhựa.

Trang Phạm (Theo IFL Science)