1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Rùng mình hiện tượng hàng triệu con cuốn chiếu tụ tập tại đường ray xe lửa

Trang Phạm

(Dân trí) - Các nhà điều hành tàu hỏa ở Nhật Bản lần đầu tiên quan sát thấy sự bùng phát của những sinh vật có thể làm nhiều người rùng mình tràn vào các đường ray tàu hỏa vào năm 1920.

Rùng mình hiện tượng hàng triệu con cuốn chiếu tụ tập tại đường ray xe lửa - 1
Hình ảnh bầy cuốn chiếu di chuyển đến các bãi kiếm ăn mới, đôi khi băng qua đường ray xe lửa.

Trong hơn một thế kỷ qua, hàng nghìn đến hàng triệu con cuốn chiếu đã tràn vào các đường ray xe lửa chạy qua những ngọn núi và rừng rậm ở Nhật Bản, buộc các đoàn tàu phải dừng lại. Những con "cuốn chiếu xe lửa" này, được gọi là vật cản nổi tiếng sẽ xuất hiện thường xuyên. Nhưng sau đó lại biến mất trong nhiều năm. Cho đến mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra lý do tại sao.

Hóa ra những con cuốn chiếu, loài đặc hữu của Nhật Bản, có vòng đời 8 năm dài bất thường. Vòng đời dài "định kỳ" như vậy, trong đó một quần thể động vật di chuyển qua các giai đoạn của cuộc sống, trước đây chỉ được xác nhận ở một số loài ve sầu có vòng đời 13 và 17 năm, cũng như ở tre và một số loại cây khác.

Các nhà điều hành tàu hỏa ở Nhật Bản lần đầu tiên quan sát thấy sự bùng phát của những con cuốn chiếu này vào năm 1920. Sự xuất hiện của chúng khiến họ phải dừng các chuyến tàu trong một thời gian ngắn để đợi những con cuốn chiếu đáng sợ đi qua đường ray.

Theo nhiều lời kể khác nhau, đàn cuốn chiếu khổng lồ quay trở lại sau mỗi 8 năm hoặc lâu hơn, mỗi lần như vậy chúng tạo thành một tấm chăn dày đặc không thể lọt qua.

Năm 1977, tác giả đầu tiên Keiko Niijima, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp và Lâm sản, lần đầu tiên đề xuất rằng chúng có thể có chu kỳ định kỳ 8 năm.

Mới đây Niijima, Momoka Nii, giáo sư khoa toán học và kỹ thuật hệ thống tại Đại học Shizuoka, và Yoshimura đã chính thức xác nhận vòng đời bằng các báo cáo về các đợt bùng phát lịch sử và khảo sát chi tiết.

Trong nhiều năm, các tác giả đã thu thập những con cuốn chiếu từ những ngọn núi ở Honshu, Nhật Bản, và tiến hành nghiên cứu. Họ xác định các giai đoạn sống của chúng bằng cách đếm số lượng chân và các đoạn cơ thể.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiều cá thể bố mẹ của quần thể này đều có sự đồng bộ hóa riêng. Nói cách khác, một cá thể bố mẹ có thể đang trong giai đoạn trứng trong khi một cá thể bố mẹ khác có thể là những con trưởng thành hoàn chỉnh. Mỗi quần thể quay vòng trong toàn bộ vòng đời của nó trong tám năm.

Những con cuốn chiếu xuất hiện định kỳ trên đường ray xe lửa thực tế cho thấy chúng chỉ đang cố gắng đi đến các bãi kiếm ăn đôi khi ở phía bên kia của đường ray.

Yoshimura nói rằng, đường sắt là một "chướng ngại vật" trong cuộc hành trình của chúng đến những bãi kiếm ăn mới. Để tồn tại, những con cuốn chiếu tàu hỏa này sẽ ăn những chiếc lá héo hoặc mục nát nằm giữa đất và những chiếc lá tươi trên bề mặt.

Bởi vì chúng sống với số lượng lớn như vậy, những con trưởng thành và nhộng thứ bảy - giai đoạn trước khi trở thành con trưởng thành - nhanh chóng nghiền nát tất cả thức ăn sẵn có ở nơi chúng sinh ra. Do đó chúng bắt đầu một chuyến di chuyển để chuyển đến một địa điểm kiếm ăn mới. Tại vị trí tiếp theo, chúng ăn lá mục, giao phối với nhau, đẻ một lứa trứng mới và sau đó chết.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng vòng đời kéo dài của những con cuốn chiếu có thể đồng bộ với quá trình ngủ đông vào mùa đông. Không giống như những con ve sầu, các nhà nghiên cứu cho biết, cuốn chiếu đã có một cơ chế phòng thủ khá tốt đó là khi bị tấn công, chúng sẽ giải phóng chất độc xyanua.