Phương pháp nuôi dạy con cái ảnh hưởng đến tương lai của trẻ

(Dân trí) - Một nhóm nghiên cứu do NISHIMURA Kazuo, Giáo sư dự án tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo các hệ thống xã hội của Đại học Kobe và Yagi Tadashi, Giáo sư tại Khoa Kinh tế, Đại học Doshisha dẫn dắt đã công bố kết quả khảo sát cho thấy những trẻ em nhận được sự quan tâm tích cực và sự chăm sóc của cha mẹ có thu nhập cao, mức độ hạnh phúc cao, thành công trong học tập và có ý thức mạnh mẽ về đạo lý.

Những phát hiện này sẽ được trình bày dưới dạng một tài liệu thảo luận tại Viện Nghiên cứu Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (RIETI - một cơ quan cố vấn chính sách của Nhật Bản).

Biểu đồ bên trái cho thấy các phương pháp nuôi dạy con cái (hỗ trợ, nghiêm khắc, nuông chiều) và các ảnh hưởng của chúng đến sự thành công của đứa trẻ. Hình bên phải cho thấy phương pháp nuôi dạy con cái (dễ tính, khắc nghiệt, trung bình) và các ảnh hưởng của chúng đến sự thành công của đứa trẻ. Ảnh: Đại học Kobe
Biểu đồ bên trái cho thấy các phương pháp nuôi dạy con cái (hỗ trợ, nghiêm khắc, nuông chiều) và các ảnh hưởng của chúng đến sự thành công của đứa trẻ. Hình bên phải cho thấy phương pháp nuôi dạy con cái (dễ tính, khắc nghiệt, trung bình) và các ảnh hưởng của chúng đến sự thành công của đứa trẻ. Ảnh: Đại học Kobe

Mục tiêu của nhóm nghiên cứu của Giáo sư dự án Nishimura là khám phá những ảnh hưởng của các phương pháp nuôi dạy con cái ở Nhật Bản. Để đạt được điều này, tháng 1 năm 2016, họ đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến trong khuôn khổ dự án "Nghiên cứu cơ bản cho tăng trưởng kinh tế bền vững ở Nhật Bản” của RIETI. Nhóm nghiên cứu nhận được thư trả lời từ 5.000 phụ nữ và nam giới để hỏi và báo cáo về các mối quan hệ của họ với cha mẹ trong suốt thời thơ ấu, trong đó có những câu như "Cha mẹ tôi đã tin tưởng tôi" và "Tôi cảm thấy như gia đình tôi đã không quan tâm đến tôi". Sử dụng dữ liệu này, họ đã xác định được bốn yếu tố chính: quan tâm (không quan tâm), tin tưởng, có các quy tắc và sự độc lập, cũng như "dành thời gian cho nhau" và "trải nghiệm bị trách mắng". Dựa trên các kết quả này, nhóm nghiên cứu chia các phương pháp nuôi dạy con cái thành 6 nhóm sau đây.

Hỗ trợ: Mức độ độc lập cao hoặc trung bình, mức độ tin cậy cao, mức độ quan tâm cao đối với đứa trẻ, dành nhiều thời gian cho nhau

Nghiêm khắc: Mức độ độc lập thấp, mức độ tin tưởng từ trung bình đến cao, nghiêm khắc hoặc khá nghiêm khắc, mức độ quan tâm từ trung bình đến cao đối với đứa trẻ, đưa ra nhiều quy tắc

Nuông chiều: Mức độ tin tưởng cao hoặc trung bình, không nghiêm khắc, thời gian dành cho nhau là trung bình hoặc hơn trung bình

Dễ tính: Mức độ quan tâm thấp đến đứa trẻ, không nghiêm khắc, ít gian dành thời gian cho nhau, chỉ đưa ra vài quy tắc

Khắc nghiệt: Mức độ quan tâm đến đứa trẻ thấp, mức độ độc lập thấp, mức độ tin tưởng thấp, nghiêm khắc.

Trung bình: Mức trung bình cho tất cả các yếu tố trên

Kết quả cho thấy những người được nuôi dạy theo phương pháp "hỗ trợ" trong đó cha mẹ rất quan tâm đến con cái báo cáo có mức lương cao, thành công trong học tập và mức độ hạnh phúc cao. Trong khi đó, những người tham gia phải được giáo dục theo phương pháp "nghiêm khắc", đó là cha mẹ quan tâm đến họ ở mức cao kết hợp với kỷ luật nghiêm ngặt báo cáo tiền lương cao và thành công trong học tập, nhưng mức độ hạnh phúc thấp hơn và căng thẳng gia tăng.

N.L.H-NASATI (Theo Sciencedaily)