Phát hiện vùng đất chim cánh cụt lớn nhất Trái đất sống
(Dân trí) - Mới đây, thông qua hình ảnh vệ tinh liên quan đến phân chim cánh cụt ở Nam Cực đã tiết lộ một số khu vực chim cánh cụt hoàng đế sống và sinh sản trên lục địa băng giá mà trước đây chưa từng biết đến.
8 cộng đồng hoàn toàn mới hiện đã được tìm thấy ở một số khu vực xa xôi và khó tiếp cận nhất ở Nam Cực. Ba thuộc địa của chim cánh cụt bổ sung được xác định trước đây trên mặt đất cũng đã được xác nhận từ không gian.
Tổng cộng, chúng ta hiện biết đến 61 địa điểm sinh sản hiện tại cho loài chim cánh cụt lớn nhất trên Trái đất (Aptenodytes forsteri), tăng 20% so với trước đây.
Tuy nhiên, thực tế những quần thể chim cánh cụt này cư trú trên ranh giới của một môi trường sống đang dần biến mất. Hầu hết các thuộc địa mới đã quá nhỏ, các nhà khoa học cần nhiều hình ảnh có độ phân giải cao từ trên cao để thấy rõ hơn. Đặc biệt, số lượng của chim cánh cụt hoàng đế chỉ bằng 5 đến 10%.
Tồi tệ hơn là nhiều khu vực trong số này nằm trong rìa khu vực sinh sản của chúng, nơi rất dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. So sánh với mô hình nghiên cứu gần đây cho thấy, mỗi một trong những thuộc địa mới được xác định này dự kiến sẽ biến mất vào cuối thế kỷ.
"Trong khi tin tốt là chúng ta đã tìm thấy những thuộc địa mới của loài chim cánh cụt lớn nhất trên Trái đất, thì các địa điểm sinh sản đều nằm ở những nơi mà các dự báo mô hình gần đây cho thấy chim cánh cụt sẽ suy giảm", nhà sinh vật học Phil Trathan từ tổ chức Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) cho biết.
Trên thực tế, quy mô của các cộng đồng chim cánh cụt có tác động trực tiếp đến sự sống còn của chúng. Chim cánh cụt hoàng đế rúc vào nhau để tránh gió lạnh. Vì vậy, các thuộc địa của chúng càng nhỏ, chúng càng có nguy cơ cao, đặc biệt là trong quá trình ấp trứng khi nhiệt độ có thể xuống dưới 40 độ C. Mỗi năm, khi chim cánh cụt hoàng đế đã sẵn sàng để sinh sản, chúng trở lại cùng một vị trí riêng biệt và rúc vào để bảo vệ.
Để đẻ trứng, chim cánh cụt hoàng đế ấp chúng và nuôi chim con. Chim cánh cụt hoàng đế đòi hỏi phải có băng ổn định kéo dài khoảng 9 tháng. Nhưng nhiệt độ tăng và băng tan đã khiến chim bố mẹ và thế hệ tiếp theo rơi vào tình trạng thảm khốc.
Thất bại trong việc sinh sản rất có thể thúc đẩy sự tàn lụi của loài này. Đối với một số thuộc địa, sự mất mát của những vùng đất quý giá này đã tỏ ra vô cùng nguy hiểm với sự tồn vong của chim cánh cụt hoàng đế.
Các nhà khoa học hiện không thể chắc chắn tất cả những nơi họ xác định từ không gian thực sự là nơi sinh sản của chim cánh cụt hoàng đế hoàn toàn, nhưng đánh giá bằng thực tế rằng những địa điểm này vẫn tồn tại trong suốt mùa sinh sản, và trong nhiều năm.
Hầu hết các nghiên cứu cho đến nay đã phát hiện ra rằng theo một kịch bản thông thường, khí thải nhà kính được giải phóng với cùng tốc độ, băng biển ở Nam Cực sẽ giảm gần một nửa, và điều đó có nghĩa là một tỷ lệ rất lớn dân số chim cánh cụt hoàng đế sẽ biến mất vào năm 2100.
Năm 2019, một nghiên cứu về tất cả chim cánh cụt hoàng đế được biết đến đã dự đoán 80% các thuộc địa sẽ thu nhỏ hơn 90% vào cuối thế kỷ. Mới đây, chúng ta tiếp tục biết có nhiều chim cánh cụt ở các vị trí dễ bị tổn thương cho thấy tương lai cho loài này dường như còn tồi tệ hơn.