Phát hiện tinh vân Đầu lâu ma quái cách xa Trái đất 1.600 năm ánh sáng

Trang Phạm

(Dân trí) - Tinh vân có hình dạng kỳ lạ còn có tên gọi là NGC 246, có hình dáng rất giống với một chiếc đầu lâu được Kính viễn vọng Rất lớn của Đài quan sát Nam Âu chụp lại với độ chi tiết tuyệt đẹp.

Phát hiện tinh vân Đầu lâu ma quái cách xa Trái đất 1.600 năm ánh sáng - 1
Hình ảnh tinh vân Đầu lâu mới được công bố.

Tinh vân đầu lâu này nằm cách Trái đất khoảng 1600 năm ánh sáng trong chòm sao Cetus (Cá voi) phía nam.

Nó hình thành khi một ngôi sao giống như Mặt trời loại bỏ các lớp bên ngoài của nó và để lại lõi trần - một ngôi sao lùn trắng - một trong hai ngôi sao có thể nhìn thấy ở chính tâm của NGC 246.

Tinh vân Đầu lâu thực tế đã được biết đến trong nhiều thế kỷ, tuy nhiên, phải đến năm 2014, các nhà thiên văn học mới phát hiện ra điểm bắt đầu thứ ba ở tâm của tinh vân.

Các ngôi sao lùn đỏ và trắng quay quanh nhau như một cặp. Ngôi sao bên ngoài quay quanh hai sao lùn ở khoảng cách khoảng 1900 lần sự phân tách Trái đất-Mặt trời.

Ba ngôi sao thiết lập lên NGC 246 là tinh vân đầu tiên được biết đến với hệ ba sao phân cấp ở trung tâm của nó.

Việc quan sát ánh sáng do các nguyên tố cụ thể phát ra giúp tiết lộ nhiều thông tin về thành phần cấu trúc và hóa học của một vật thể.

Hình ảnh mới của tinh vân đầu lâu làm nổi bật NGC 246 giàu hay nghèo hydro (được hiển thị bằng màu đỏ) và ôxy (được mô tả bằng màu xanh nhạt).

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm