Phát hiện thiên thạch nặng 30 tấn ở Argentina

(Dân trí) - Đầu tuần này, người dân địa phương tại thị trấn Argentina của Gancedo đều bất ngờ khi phát hiện một thiên thạch khổng lồ nặng 30 tấn, và là thiên thạch lớn nhất thứ hai đã từng được tìm thấy. Những tảng đá lớn của mảnh vỡ không gian này sẽ được đo lại để xác định lại kích thước.

Phát hiện thiên thạch nặng 30 tấn ở Argentina - 1

Ngày 10 tháng 9, các nhà khoa học đã phát hiện ra thiên thạch này tại thị trấn Gancedo cách thủ đô Buenos Aires, Argentina, 674 dặm (1,085km) về phía Bắc. Không có thông tin nào về chiều rộng và chiều cao của nó.

NHÓM CÁC THIÊN THẠCH SẮT

4.000 năm trước, một trận mưa thiên thạch sắt đã đổ xuống Campo del Cielo.

Trận mưa thiên thạch đã đổ xuống tại một khu vực của Argentina nằm giữa các tỉnh Chaco và Santiago del Estero.

Tiểu hành tinh sắt có trọng lượng ước tính khoảng 800 tấn, tới từ các tiểu hành tinh vành đai chính nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.

Nó được chia thành nhiều thiên thạch nhỏ, tỏa ra trên một diện tích khoảng 320 km2.

Mario Vesconi, Chủ tịch Hiệp hội thiên văn Chaco, nói với Tân Hoa Xã: “Mặc dù chúng tôi hy vọng trọng lượng của nó lớn hơn những gì đã được đăng ký, nhưng chúng tôi không nghĩ nó sẽ vượt quá 30 tấn”.

Ông nói thêm: "Đó là Campo del Cielo, nơi một trận mưa thiên thạch kim loại đã đổ xuống cách đây khoảng 4.000 năm”.

Phát hiện thiên thạch nặng 30 tấn ở Argentina - 2

Các trận mưa thiên thạch xảy ra tại một khu vực của Argentina nằm giữa các tỉnh Chaco và Santiago del Estero.

Thiên thạch Gancedo bắt nguồn trận mưa thiên thạch xảy ra trong một khu vực của Argentina nằm giữa các tỉnh Chaco và Santiago del Estero, 4.000 năm trước.

Thiên thạch gốc nặng ước tính khoảng 800 tấn, tới từ các tiểu hành tinh vành đai chính nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó chia thành nhiều thiên thạch tỏa ra trên một diện tích khoảng 124 dặm vuông (320 km2).

Thiên thạch Gancedo là thiên thạch lớn nhất thứ hai, đứng sau thiên thạch Hoba, nặng 66 tấn ở Namibia. Một thiên thạch phát hiện trước đây trong khu vực El Chaco nặng 2,884 tấn, có nghĩa là Argentina hiện nay có hai thiên thạch lớn nhất thế giới.

THIÊN THẠCH CÓ THƯỜNG XUYÊN RƠI VÀO TRÁI ĐẤT KHÔNG?

Hệ mặt trời đang kết hợp với các mảnh vỡ của băng và các tảng đá trong quỹ đạo quanh mặt trời.

Đôi khi chúng đến đủ gần với trái đất để tương tác với khí quyển hành tinh, gây ra một vệt sáng trên bầu trời.

Các mảnh vỡ đi vào tầng trên của khí quyển được gọi là sao băng.

Chúng có thể thay đổi kích thước từ những hạt nhỏ như hạt ngũ cốc đến những tảng đá lớn và hình thành những hố va chạm khi chúng va vào bề mặt trái đất với vận tốc từ 26,800m/h đến 44,700m/h.

Một trong những thiên thạch lớn nhất được tìm thấy trên trái đất là thiên thạch Hoba từ phía Tây Nam Châu Phi, với cân nặng khoảng 66 tấn.

Các nhà khoa học dự đoán rằng thiên thạch có đường kính khoảng 30-50m (98-164 feet) có thể hình thành một miệng núi lửa có đường kính 1km (0,6 dặm), sẽ xảy ra khoảng sau mỗi 1.000 năm.

Tuy nhiên, lần va chạm cuối cùng với kích thước này mà chúng ta biết đã xảy ra cách đây 55.000 năm.

Những vụ nổ nhỏ nhưng có khả năng tàn phá như vụ nổ Tunguska năm 1908 ở Nga có thể sẽ xảy ra sau mỗi hàng trăm năm.

Tháng 2 năm 2013, một thiên thạch được cho là thuộc một nhóm các tiểu hành tinh đang quay xung quanh quỹ đạo của chúng, cách mặt trời khoảng 93 triệu dặm, đã quẹt ngang bầu trời ở trên Khu vực Chelyabinsk thuộc miền Trung nước Nga.

Thiên thạch đã phát nổ với sức mạnh 500 kiloton ở độ cao khoảng 18 dặm trong khí quyển, tạo ra một luồng sáng và một đám mây bụi.

Người ta cho rằng một số mảnh vỡ đã rơi xuống trái đất, tuy nhiên, các mảnh vỡ nhỏ đã được thu hồi từ những miệng hố va chạm được tạo ra trên băng.

Bảo Ngọc (Theo Dailymails)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm