1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Phát hiện tàn tích của đế chế bí ẩn còn có từ trước người Inca 500 năm

(Dân trí) - Hàng trăm năm trước, bờ biển phía Tây Nam Mỹ được cai trị bởi người Inca - một đế chế bí ẩn được coi là xã hội phức tạp nhất tồn tại ở châu Mỹ, trước khi Columbus đến. Tuy nhiên, còn có một đế chế khác còn nhiều bí ẩn tồn tại trước cả người Inca.

Trong một thời gian dài trước khi người Inca nắm quyền thống trị trên các vùng đất kéo dài từ Colombia đến Chile, một xã hội thậm chí còn bí ẩn và cổ xưa hơn sinh sống ở vùng Andes.

Đế chế cổ xưa này được gọi là “nhà nước” Tiwanaku. Vào lúc cao điểm, họ có thể chỉ có số lượng từ 10.000 đến 20.000 người.

Phát hiện tàn tích của đế chế bí ẩn còn có từ trước người Inca 500 năm - 1
Một thợ lặn tìm thấy những hiện vật khảo cổ liên quan đến người Tiwanaku.

Những chi tiết khan hiếm mà các nhà khảo cổ biết về nhà nước Tiwanaku đến từ các phát hiện khảo cổ học, khám phá ra một dấu vết manh mối về người Tiwanaku và văn hóa lâu đời của họ. Gần đây, các nhà khoa học vừa công bố phát hiện ra một mảnh lớn mới của câu đố về đế chế này.

Trong cuộc lặn và khai quật khảo cổ có hệ thống đầu tiên được tiến hành ở vùng biển gần đảo Mặt Trời ở hồ Titicaca của Bolivia, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng nằm dưới nước được cho sử dụng trong các nghi lễ được thực hiện cho các vị thần siêu nhiên.

"Mọi người thường liên kết đảo Mặt Trời với người Inca vì đây là địa điểm hành hương quan trọng đối với họ và vì họ đã để lại nhiều tòa nhà nghi lễ và lễ vật trên và xung quanh hòn đảo này", nhà nhân chủng học Jose Capriles từ Đại học bang Pennsylvania nói.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng người Tiwanaku, người đã phát triển ở hồ Titicaca trong khoảng từ 500 đến 1.100 năm sau Công Nguyên.

Phát hiện tàn tích của đế chế bí ẩn còn có từ trước người Inca 500 năm - 2
Các hiện vật khảo cổ khác được tìm thấy.

Nhà nhân chủng học Capriles và nhóm của ông đã sử dụng hình ảnh quét sonar và 3D dưới nước để quét và lập bản đồ rạn san hô trong chuyến thăm nghiên cứu kéo dài 19 ngày tới hồ Titicaca trong năm 2013.

Nạo vét trầm tích trong hồ, họ tìm thấy những lư hương hình báo, với những mẩu than củi hiện diện trên các mỏ khai quật, và một số đồ trang sức bằng vàng, vỏ và đá.

Báo được cho là một biểu tượng tôn giáo quan trọng đối với người Tiwanaku, và một mô típ mặt được mô tả trên hai huy chương bằng vàng cho thấy các lễ vật được cho là giải quyết rõ ràng nhân vật thần thoại chính trong biểu tượng tôn giáo của họ, đôi khi được gọi là Viracocha.

Điều thú vị là, các nhà nghiên cứu nói rằng những mảnh ghép này có niên đại vào khoảng giữa thế kỷ thứ VIII và XX sau Công Nguyên.

"Sự hiện diện của các mỏ neo gần các lễ vật cho thấy các cơ quan hành pháp có thể đã sử dụng các lễ vật trong các nghi lễ được tổ chức từ thuyền”, Capriles nói.

Trong quá trình nạo vét, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về cá, động vật lưỡng cư và xương chim. Nhóm nghiên cứu cho biết có khả năng lắng đọng tự nhiên trong hệ sinh thái ngập nước này.

Xương của bốn con lạc đà không bướu cũng được phát hiện. Những con vật được cho là bị giết tại hoặc gần địa điểm này, sau đó được chôn cất dưới biển như những lễ vật hiến tế trong nghi lễ cổ xưa.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những dấu vết phát hiện được đều là nền tảng của một xã hội phức tạp mới nổi - một xã hội có thể đã được mở rộng và vươn ra, có thể tìm cách hợp tác với các nhóm khác trong khu vực Andes và hơn thế nữa.

Minh Long (Theo Science Alert)