Phát hiện “siêu băng” bí ẩn nằm trong kim cương

(Dân trí) - Các nhà khoa học đến từ Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ) vừa công bố trên tạp chí Science đã tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một loại “siêu băng” đặc biệt có tên Ice VII.

Loại băng này trước đó đã được “tiên đoán” về sự tồn tại của nó. Đây là loại băng được cho có tốc độ hình thành siêu nhanh, nằm ở lớp vỏ chuyển tiếp của Trái Đất.

Ảnh minh họa “siêu băng” Ice VII.
Ảnh minh họa “siêu băng” Ice VII.

Chúng ta đều biết rằng, nước có thể có một số dạng khác nhau khi nó đông đặc. Ví dụ, ở áp suất bình thường, các phân tử nước tạo thành các cấu trúc tinh thể hình lục giác, tạo ra "băng Ih", hoặc băng thông thường. Hầu như tất cả những loại băng mà con người gặp phải trên Trái Đất đều có dạng này.


Vậy Ice VII có gì khác biệt? Điểm đặc biệt của Ice VII đó là nó kết tinh với tốc độ cực nhanh, trên một khoảng thời gian chỉ 10 nano giây và nằm mắc kẹt… bên trong những viên kim cương xuất hiện ở “lớp vỏ chuyển tiếp” giữa vỏ Trái Đất và lõi, sâu khoảng 410 – 660km từ trên mặt đất xuống.


Loại bằng Ice VII này vô cùng đặc biệt và nó có cấu trúc tinh thể không giống với bất kì loại băng nào trên bề mặt Trái Đất từng được biết đến, hình thành trong tự nhiên và nhân tạo.


Tuy nhiên, các nhà khoa học thực tế vẫn chưa biết chính xác loại “siêu băng” Ice VII này được hình thành như thế nào. Một số phỏng đoán ban đầu cho rằng nó được tạo ra bởi một môi trường đặc biệt ở lớp phủ lõi Trái Đất hay còn được gọi là quyển Mantle.


Phát hiện này của các nhà khoa học rất quan trọng hỗ trợ những hiểu biết mới phục vụ cho các sứ mệnh đi tìm sự sống ngoài hành tinh bởi nước là điều cần thiết cho cuộc sống như chúng ta biết, nhưng điều gì xảy ra với nó trong điều kiện khắc nghiệt? Đây là câu hỏi các nhà khoa học đặt ra từ lâu và Ice VII chính là một gợi mở mới để con người thêm phần động lực.


Khôi Nguyên (Theo Live Science)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm