1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Phát hiện rác thải trong bụng sinh vật dưới đáy đại dương

(Dân trí) - Các nhà khoa học đã tìm thấy sợi vải nhân tạo trong dạ dày những sinh vật biển sống ở phần sâu nhất của đại dương. Dường như không một nơi nào trên trái đất trốn thoát khỏi rác thải của con người.

Phát hiện rác thải trong bụng sinh vật dưới đáy đại dương - 1

Các nhà khoa học từ Đại học Newcastle, Anh đã phát hiện trong dạ dày của loài giáp xác (sống dưới đáy rãnh Mariana, sâu 6 dặm dưới Thái Bình Dương) chứa chất thải nhân tạo.

Các chất thải trong dạ dày và cơ thể của những loài sinh vật biển này bao gồm các sợi tổng hợp (rayon, lyocell và ramie), sợi dệt may như nylon, polyethylene và polyvinyl.

Tiến sĩ Alan Jamieson, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nói: "Kết quả ngay trước mắt không khỏi khiến chúng tôi giật mình”.

Nghiên cứu này cho thấy số lượng rác thải sợi nhân tạo đang tăng cao và tích tụ trong hệ sinh thái. Chúng ta vẫn chưa tìm hiểu, quan sát thực nghiệm đầy đủ và không thể có được dữ liệu về nguồn gốc gây ô nhiễm.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát các loài giáp xác tìm thấy ở các vùng biển sâu bao gồm Thái Bình Dương, khu vực biển Nhật Bản, Izu-Bonin, Peru-Chile, New Hebrides và Kermadec.

Độ sâu lấy mẫu thí nghiệm nằm trong khoảng 4 đến hơn 6 dặm, kể cả điểm sâu nhất đại dương, Challenger Deep, ở độ sâu 6,7 dặm (10,890m) bằng cách sử dụng tàu thám biển.

Sau khi kiểm tra 90 cá thể sinh vật biển, các nhà khoa học nhận thấy phần trăm sinh vật biển ăn phải chất dẻo và sợi nhân tạo dao động từ 50% ở ranh giới New Hebrides tới 100% ở đáy rãnh Mariana.


Một sợi nhân tạo đã được tìm thấy trong dạ dày của một loài giáp xác ở Mariana Trench.

Một sợi nhân tạo đã được tìm thấy trong dạ dày của một loài giáp xác ở Mariana Trench.

Các sinh vật sống ở vùng biển sâu ăn thức ăn rơi xuống từ mặt biển bởi thức ăn ở dưới sâu đại dương vô cùng khan hiểm. Và một khi các chất dẻo được thải ra biển, chúng sẽ tiếp tục tích lũy và trôi xuống đáy.

Đoàn Dương (Theo Telegraph)