1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Phát hiện những căn phòng bí ẩn ở Ai Cập

(Dân trí) - Các nhà khảo cổ mới đây thông báo về một khám phá mới bên trong thung lũng linh thiêng phía nam nghĩa trang hoàng gia Umm Al-Qaab, ở sa mạc phía tây Abydos.

Theo đó, họ đã phát hiện ra một loạt các khe hở bí ẩn liên quan đến những căn phòng nằm trên mặt vách đá.

Phát hiện những căn phòng bí ẩn ở Ai Cập - 1
Một trong những căn phòng bí mật mới được phát hiện ở Ai Cập.

Nằm gần thị trấn El Araba El Madfuna và Balyana, cách khoảng 11 km về phía tây của sông Nile, Abydos là một trong những thành phố lâu đời nhất và quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại. Thành phố rộng lớn này chứa hài cốt của hoàng gia Ai Cập sớm nhất. Theo thời gian, nó trở thành một trung tâm hành hương lớn thờ thần Osiris, vị thần của thế giới ngầm.

Nhà khảo cổ học Mohammed Abd Al-Badea dẫn đầu nhóm khảo sát khảo cổ Ai Cập và Mostafa Waziri, tổng thư ký Hội đồng Cổ vật tối cao, nói rằng cuộc điều tra gần đây của họ đã chứng minh rằng các khe hở được phát hiện ở trên một vách đá là lối vào có lẽ có tầm quan trọng tôn giáo thiêng liêng.

Báo cáo cho biết chi tiết về một số buồng trong vách đá đã được tạo ra bằng cách mở rộng các đường hầm tự nhiên trong lớp vỏ được tạo ra bởi dòng nước chảy qua hàng ngàn năm. Các trục giống như sâu thẳng đứng theo các đường hầm nước tự nhiên xuống lòng đất, nhưng hiện tại chúng bị chặn bởi các mảnh vụn.

Một số khe hở dẫn đến một buồng, trong khi một số khác dẫn đến các nhóm gồm hai, ba và năm buồng được liên kết với nhau bằng những ô cửa hẹp cắt xuyên qua lớp vỏ.

Các buồng độ cao khoảng 1,2 mét, phần lớn không được trang trí, chỉ có chạm khắc hai hình nhỏ được cắt trong bức phù điêu ở một bên của một điểm vào. Nhưng có nhiều hốc đá nông, ghế dài, hoặc máng cắt trên sàn và nhiều lỗ nhỏ trên tường ngay dưới trần nhà.

Không có xác ướp được tìm thấy bên trong bất kỳ phòng nào, nhưng đồ gốm và các hình vẽ được tìm thấy trong một căn phòng cho biết tên của Khuuu-n-Hor, mẹ của người có tên Amenirdis, và bà ngoại Nes-Hor, có niên đại vào thời Ptolemaic, 332- 30 trước Công Nguyên.

Nhà nghiên cứu Matthew Adams thuộc Viện Mỹ thuật Đại học New York, đồng giám đốc của đoàn thám hiểm Bắc Abydos, cho rằng vì các phòng nằm bên trong thung lũng linh thiêng của Abydos nên đạt đến vị trí cao trên một mặt vách đá, chúng có thể có ý nghĩa tôn giáo lớn.

Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu Ashraf Aboul-Fetooh Mostafa, trong hang động Ai Cập cổ đại là một trong những đặc điểm hình thái quan trọng nhất của cảnh quan thung lũng sông Nile.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng vai trò chức năng của các hang động khác nhau ở các khu vực khác nhau trên khắp Ai Cập trong suốt nhiều thế kỷ, phản ánh mối quan hệ của người dân với môi trường.

Bên cạnh đó, bản chất địa lý của thung lũng sông Nile, hình thái của các hang động và các điều kiện chính trị, xã hội giải thích tại sao các hang động tự nhiên không được khai thác từ thời Pharaon và tại sao các hang động nhân tạo, đặc biệt là các hang động cắt đá, được sử dụng thay thế.

Người Ai Cập cổ đại thường thích đào các buồng trong các tảng đá ở hai bên thung lũng sông Nile, và các hang động nhân tạo này được hình thành cho các mục đích, chức năng mà các hang động tự nhiên không thể thực hiện.

Trong khi các lỗ ban đầu được đào trong lòng đất ở rìa sa mạc gần vùng ngập lũ để bảo vệ khỏi lũ lụt dẫn đến đầm lầy, những ngôi mộ sau đó đã được đào trên những khu vực địa hình cao để chống trộm và phá hoại xảy ra trong thời kỳ bất ổn xã hội và chính trị.

Trang Phạm

Theo Ancient-origins