Phát hiện nhiễm virus dựa vào protein huỳnh quang
(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu tại Đại học Umeå đã phát triển một phương pháp mới để theo dõi trực tiếp tình trạng nhiễm virus trong sinh vật sống. Phương pháp này có thể làm cho các tế bào bị nhiễm virus sản xuất ra các protein huỳnh quang, có nghĩa là chúng phát sáng và dễ xác định hơn.
Phương pháp này cũng có thể giúp kích hoạt các chức năng khác trong các tế bào bị nhiễm virus, ví dụ để tăng cường hệ miễn dịch.
"Khi một virus sinh sôi nảy nở, nó tạo ra một loại enzyme cần thiết để virus tách các protein quan trọng thành các khối đủ lớn để tạo ra các hạt virus mới được gọi là protease. Sử dụng các thủ thuật di truyền, chúng tôi đang khuyến khích enzyme của virus kích hoạt các chức năng khác trong tế bào", Dan Hultmark, nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh học phân tử và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết.
Phương pháp này có thể làm cho các tế bào bị nhiễm virus chỉ tạo ra các protein mong muốn. Bằng cách này, các nhà nghiên cứu đã làm cho các tế bào bị nhiễm virus tạo ra protein huỳnh quang có thể dễ dàng phát hiện được bằng kính hiển vi.
"Với phương pháp này, chúng tôi có thể thao tác các tế bào để chúng sản xuất ra các protein được cho là tham gia vào hệ miễn dịch. Đó là lý do tại sao phương pháp này có thể được sử dụng để nghiên cứu chi tiết các protein rất quan trọng cho hệ miễn dịch chống lại virus", Jens-Ola nói Ekström, thành viên của nhón nghiên cứu cho biết.
Để hiểu rõ hơn về cách virus và các protein tế bào hợp tác hay chống lại nhau, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu virus Nora ở ruồi giấm. Virus Nora là một loại virus đường ruột gây hại chỉ ảnh hưởng đến ruồi giấm. Nhưng virus này có liên quan chặt chẽ đến các virus gây bệnh (picornavirus), trong đó, ở người chúng gây ra các bệnh như bại liệt, nhiễm trùng đường ruột, vàng da, nhiễm trùng mắt và cảm lạnh thông thường. Ở gia súc, một số picornavirus gây bệnh lở mồm long móng. Do đó kiến thức về các picornavirus có tầm quan trọng lớn đối với cả sức khỏe và kinh tế. (Không nên nhầm lẫn Virus Nora với các Norovirus gây bệnh nôn mùa đông ở người.)
N.L.H-NASATI (Theo.Nanowerk)