Phát hiện mới có thể viết lại nguồn gốc của khủng long
(Dân trí) - Nhưng phát hiện mới đây về một hóa thạch "nhỏ đến kinh ngạc" của khủng long có thể viết lại nguồn gốc 240 triệu năm tuổi của chúng.
Các loài bò sát xuất hiện lần đầu trong kỷ Trias và trở thành động vật có xương sống trên cạn thống trị sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Trias - Jura khoảng 200 triệu năm trước.
Khủng long và dực long đều thuộc nhóm Ornithodira, nhưng nguồn gốc và mối quan hệ của chúng vẫn chưa được hiểu rõ vì rất ít mẫu vật được tìm thấy. Do đó, việc phát hiện ra họ hàng mới được mô tả ở Madagascar có thể thay đổi tất cả những điều đó.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã tiết lộ rằng mẫu vật được đặt tên là Kongonaphon kely chỉ cao 10 cm và được cho có niên đại 237 năm.
Christian Kammerer, từ Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina, cho biết: "Có một nhận thức chung về khủng long lâu nay đó đều là những sinh vật khổng lồ. Phân tích những thay đổi về kích thước cơ thể trong suốt quá trình tiến hóa của loài archosaur chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng nó thực tế đã giảm mạnh kích cỡ ngay từ đầu trong lịch sử của dòng dõi khủng long”.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra bằng chứng, thông qua sự mòn trên răng cho thấy rằng Kongonaphon thực tế đã ăn côn trùng. Sự chuyển đổi sang chế độ ăn đặc biệt này có liên quan đến kích thước cơ thể nhỏ, có thể đã giúp những loài ăn thịt sống sớm tồn tại bằng cách chiếm lĩnh một ngách khác.