1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Phát hiện Mặt trăng đầu tiên nằm bên ngoài Hệ Mặt trời

(Dân trí) - Các nhà thiên văn học NASA mới đây đã phát hiện Mặt trăng ngoại hành tinh đầu tiên nằm bên ngoài Hệ Mặt trời.

Phát  hiện Mặt trăng đầu tiên nằm bên ngoài Hệ Mặt trời - 1

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rất nhiều ngoại hành tinh (những hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời) quay quanh Mặt trời giống như của chúng ta. Và việc săn tìm những Mặt trăng nhỏ quay xung quanh các hành tinh này vẫn luôn diễn ra.

Mặt trăng ngoại hành tinh được phát hiện nhờ vào kính thiên văn Kepler của NASA. Phát hiện mới mẻ này có thể cho chúng ta biết quá trình hình thành các hành tinh, Mặt trăng và các hệ sao bên ngoài Hệ Mặt trời.


Mặt trăng ngoại hành tinh được phát hiện nhờ vào kính thiên văn Kepler của NASA.

Mặt trăng ngoại hành tinh được phát hiện nhờ vào kính thiên văn Kepler của NASA.

David Kipping, một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Columbia cho biết: "Chúng tôi rất phấn khởi về phát hiện này. Theo kết quả thống kê chính thức, xác suất rất cao là chúng ta đã tìm thấy Mặt trăng bên ngoài Hệ Mặt trời".

Phát hiện cũng là một phần của dự án lớn hơn có tên The Hunt for Exomonos with Kepler (HEK – Cuộc săn tìm những mặt trăng bên ngoài nhờ Kepler). Dự án là nỗ lực nhằm tìm kiếm một cách có hệ thống các thiên hà bên ngoài dải Ngân hà bằng các khả năng của Kepler (Đài quan sát vũ trụ với quỹ đạo có thể theo dõi độ sáng của hơn 145.000 ngôi sao trong tầm nhìn được cố định).

Mặt trăng vừa được các nhà khoa học tìm thấy khi họ đang quan sát nó quay xung quanh một ngôi sao cách Trái đất khoảng 4.000 năm ánh sáng. Nó được cho là có kích thước bằng sao Hải Vương (Neptune) nên các thành viên của nhóm nghiên cứu đã được truyền cảm hứng để gọi tên nó là Nep-moon.

Mặt trăng mới này có lẽ đã xoay vòng quanh Kepler-1625b – có kích thước của sao Mộc. Giả thuyết hiện tại là lực hút quy mô lớn của Kepler-1625b đã kéo Kepler-1625 I vào quỹ đạo của nó ở một thời điểm nào đó.


Mặt trăng vừa được các nhà khoa học tìm thấy khi họ đang quan sát nó quay xung quanh một ngôi sao cách Trái đất khoảng 4.000 năm ánh sáng.

Mặt trăng vừa được các nhà khoa học tìm thấy khi họ đang quan sát nó quay xung quanh một ngôi sao cách Trái đất khoảng 4.000 năm ánh sáng.

Giai đoạn tiếp theo mà nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện đó là sử dụng kính viễn vọng Hubble vào tháng 10.2017 để tiếp tục quan sát Mặt trăng nhằm khẳng định, liệu chúng ta có đang xem xét một Mặt trăng ngoài Hệ Mặt trời thật hay không.

Phát hiện không chỉ đánh dấu việc tìm ra một Mặt trăng mới như chúng ta từng phát hiện Mặt trăng của sao Thổ trong Hệ Mặt trời mà quan trọng hơn, những vật thể đá kì bí này còn có thể ẩn chứa điều kiện sống tốt hơn các hành tinh mà chúng đang quay quanh.

Niềm hy vọng tiếp theo là nhân loại có thể có một Mặt trăng để sinh sống chứ không chỉ là một hành tinh.

Mặc dù những thống kê mang tính "xác suất cao" như chúng ta đã đề cập trước đó nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa kết luận chính xác được rằng đây có phải là Mặt trăng ngoài Hệ Mặt trời không.

Hiện nghiên cứu này vẫn chưa được công bố trên tạp chí chuyên ngành nên các nhà thiên văn học khác chưa có cơ hội để phân tích các kết quả.

"Tôi muốn nói đây là ứng cử viên tốt nhất mà chúng ta có. Hầu như mỗi lần chúng tôi tìm được một ứng cử viên, và chúng vượt qua được các bài kiểm tra, chúng ta lại tạo ra những bài kiểm tra khác – cho đến khi nó không đáp ứng được và bị loại. Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi đã áp dụng mọi thứ chúng tôi có và Mặt trăng mới đã thông qua được tất cả các bài kiểm tra đó”, Kipping phát biểu trên báo chí.

Đoàn Dương (Theo Sciencealert)