1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Phát hiện loài “khủng long thần chết” anh em họ của T. rex ở Canada

(Dân trí) - Hóa thạch của một người anh em họ với khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex mới được phát hiện đang thu hút sự chú ý của giới khảo cổ học.

Phát hiện loài “khủng long thần chết” anh em họ của T. rex ở Canada - 1
Hình ảnh mô phỏng loài khủng long mới.

Đó là một loài khủng long ăn thịt hung ác với răng cưa và khuôn mặt quái dị mà các nhà khoa học gọi là "thần chết", đã được phát hiện ở Alberta, Canada.

Có niên đại khoảng 79,5 triệu năm tuổi, Thanatotheristes degrootorum là loài tyrannizard lâu đời nhất được biết đến trong hồ sơ từ phía bắc Bắc Mỹ, một khu vực bao gồm Canada và phía bắc của miền tây Hoa Kỳ.

"Nó chắc chắn sẽ là một con vật khá hùng vĩ, cao khoảng 2,4 mét, nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu Jared Voris, một nghiên cứu sinh tiến sĩ về cổ sinh vật học tại Đại học Calgary, Alberta, cho biết.

T. degrootorum sống trong thời kỳ kỷ Phấn trắng, thời kỳ cuối cùng của thời đại khủng long, kéo dài từ khoảng 145 triệu đến 65 triệu năm trước. Con thú to lớn có một hàm răng giống như con dao cắt bít tết dài hơn 7 cm. Từ mõm đến đuôi, con khủng long dài khoảng 8 mét.

Các nhà nghiên cứu chỉ có hai hộp sọ và hàm một phần của loài khủng long mới phát hiện vì vậy họ không thể ước tính khối lượng của nó nhưng hóa thạch được khai quật là đủ để xác định sinh vật là một loài mới phát hiện.

Giống như các tyrannizard khác, "Thần chết” có những vết sưng lạ trên hộp sọ. ngoại hình quái dị. Nhưng nó cũng có một tính năng có một không hai đó là một bộ các đường vân dọc khác biệt chạy từ mắt dọc theo mõm trên của nó.

"Những đường vân này không giống như bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trước đây ở các loài tyrannizard khác”, Voris nói.

Các bộ phận của hộp sọ và hàm của khủng long được phát hiện bởi cặp vợ chồng người Canada John và Sandra De Groot ở Hays, Alberta, người đã phát hiện ra hài cốt của con khủng long vào năm 2010 trên bờ sông Bow, miền nam bang Alberta. Một hộp sọ khác đã được tìm thấy gần đó.

Minh Long

Theo Live Science