1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Phát hiện hóa thạch loài chim khổng lồ mới ở Bắc bán cầu

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới đã tiết lộ một nhóm chim khổng lồ ở Bắc bán cầu dù trẻ hơn rất nhiều nhưng có nhiều điểm tương đồng với chim cánh cụt khổng lồ ở New Zealand.

Phát hiện hóa thạch loài chim khổng lồ mới ở Bắc bán cầu - 1

Được công bố trên Tạp chí Động vật học và Nghiên cứu tiến hóa, nghiên cứu chi tiết cho biết rằng xương của những chú chim cánh cụt khổng lồ của New Zealand sống cách đây 62 triệu năm đã chia sẻ những điểm tương đồng đáng kinh ngạc với một nhóm chim được tìm thấy ở Bắc bán cầu. Phát hiện này hi vọng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về cách chim sử dụng đôi cánh để bơi thay vì bay.

Bằng chứng đầu tiên về chim cánh cụt khổng lồ đã được tìm thấy ở Waipara, Bắc Canterbury, New Zealand, nơi chín loài khác biệt đã được xác định. Chúng có chiều cao từ những con chim nhỏ đến cao rơi vào khoảng 1,6m.

Nhưng Plotopterid - tên của một họ chim biển đã tuyệt chủng từ loài Suliformes, không xuất hiện trong hồ sơ tiến hóa trong khoảng 34 – 37 triệu năm trước, với hóa thạch được phát hiện tại các địa điểm ở Bắc Mỹ và Nhật Bản.

Mặc dù các loài chim hiện đại hơn đã tuyệt chủng khoảng 10 triệu năm sau đó, nhưng bằng chứng hóa thạch cho thấy chúng cũng sử dụng đôi cánh của mình để bơi qua đại dương chứ không phải trên không.

Để thiết lập quan điểm này, các nhà nghiên cứu đã quyết định so sánh hóa thạch của họ chim Plotopterid với những loài chim cánh cụt khổng lồ Waimanu, Muriwaimanu và Sequiwaimanu đã lang thang ở New Zealand 60 triệu năm trước từ bộ sưu tập Bảo tàng Canterbury.

Các phân tích đã tiết lộ rằng những con chim có chung một số đặc điểm bao gồm một cái mỏ dài với lỗ mũi, hình thái xương ngực, xương vai và cấu trúc cánh. Các phát hiện cho thấy cả hai nhóm chim tiến hóa thành những ứng cử viên có khả năng bơi lội mạnh mẽ, săn mồi dưới biển sâu để săn bắt con mồi.

Cũng có những điểm tương đồng về chiều cao của loài chim, với những con lớn nhất được biết có chiều dài hơn 2m so với chim cánh cụt khổng lồ New Zealand với chiều cao tối đa 1,7m. Tuy nhiên, Plotopterid khác biệt đáng kể so với các đối tác ở Nam bán cầu của chúng ở chỗ chúng có liên quan chặt chẽ hơn với chim điên, ó biển và chim cốc hơn là chim cánh cụt.

Tiến sĩ Paul Schofield, người phụ trách bảo tàng Canterbury, cho biết, những con chim tiến hóa ở các bán cầu khác nhau, cách nhau hàng triệu năm, nhưng từ xa sẽ khó lòng phân biệt được chúng. Plotopterid có vẻ giống chim cánh cụt, chúng bơi như chim cánh cụt, chúng có thể ăn giống chim cánh cụt nhưng chúng không phải là chim cánh cụt.

Đây có thể ví dụ về sự tiến hóa hội tụ với những đặc điểm tương tự tiến hóa ở các loài không liên quan, có thể nắm giữ chìa khóa để giải thích tại sao các loài chim trên toàn cầu thích nghi với sự sống trong môi trường biển chứ không phải trên không.

Trang Phạm

Theo IFL Science