1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Phát hiện hoá thạch của các loài bò sát biết bay mới ở Úc

(Dân trí) - Các nhà cổ sinh vật học ở Úc vừa cho biết đã phát hiện ra một bộ xương hóa thạch của một loài peterosaur (thằn lằn bay) mới có thể bay qua các lục địa.

Theo nghiên cứu được công bố, loài bò sát bay mới có sải cánh dài khoảng 3,6m. Hóa thạch của nó đã được tìm thấy trong đá ở một thị trấn ở Queensland. Đây là mẫu vật peterosaur hoàn chỉnh nhất được tìm thấy ở Úc có niên đại khoảng 90 triệu năm trước.

Phát hiện hoá thạch của các loài bò sát biết bay mới ở Úc - 1
Hình ảnh mô tả loài khủng long mới được phát hiện ở Úc.

“Nó có sải cánh dài gần 4 mét là khá lớn so với các loài chim thời hiện đại của chúng ta”, nhà nghiên cứu Adele Pentland đến từ Đại học Swinburne, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu chia sẻ có thể nó thật đáng sợ khi bạn nghĩ rằng cái đầu của chúng có kích thước không cân xứng. Loài peterosaur mới có một hộp sọ kích thước lên tới 60 cm.

Thằn lằn có cánh peterosaur nằm trong bộ Pterosauria. Chúng sinh sống từ Kỷ Trias muộn đến cuối kỷ Creta. Pterosauria được biết đến là các động vật có xương sống đầu tiên tiến hóa để có thể bay được.

Cánh của Pterosauria được cấu tạo bởi một màng da. Cơ của chúng kéo dài từ chân đến ngón thứ 4 kéo dài. Các loài cổ nhất có các răng hàm dài, đầy đủ trong khi các loài xuất hiện sau có đuôi bị thoái hóa bớt. Đặc biệt, một số loài không có răng.

Minh Long

Theo Fox News