Phát hiện hàng chục quả trứng khủng long 130 triệu năm tuổi còn nguyên vẹn
(Dân trí) - Hàng chục quả trứng khủng long 130 triệu năm tuổi được bảo tồn nguyên vẹn đáng kinh ngạc làm sững sờ các nhà nghiên cứu.
Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, các công nhân xây dựng đã tìm thấy tới 30 quả trứng hóa thạch trong Ngày Giáng sinh ở thị trấn Cám Châu, của tỉnh Giang Tây, nơi được biết đến như là 'quê hương của các loài khủng long' ở Trung Quốc. Giang Tây là quê hương của ít nhất 20 loài khủng long.
Những quả trứng được phát hiện tại tỉnh Giang Tây.
Các chuyên gia kiểm tra hóa thạch.
Các công nhân được cho là nhìn thấy một cụm 'những viên đá hình bầu dục' trên mặt đất khi họ đang khai phá đất bằng chất nổ để chuẩn bị xây dựng trường trung học. Các công nhân nghi ngờ đó là trứng khủng long, vì vậy họ ngay lập tức dừng xây dựng và thông báo với cảnh sát.
Ngay sau khi nhận tin báo, cảnh sát đã niêm phong khu vực và thông báo các nhân viên tại bảo tàng. Theo các chuyên gia tại viện bảo tàng, những quả trứng khủng long hóa thạch này có vỏ đen dày 2mm và được cho là đã 130 triệu năm tuổi, thuộc thời kỳ creta (kỷ Phấn Trắng) ở giai đoạn từ 145 đến 66 triệu năm trước.
Các quả trứng được tìm thấy trong khu vực xây dựng trường trung học.
Tờ The sun đưa tin, hình ảnh về phát hiện này dường như cho thấy những quả trứng còn nguyên vẹn.
Các quả trứng này được lưu giữ ở viện bảo tàng để tiếp tục nghiên cứu thêm.
Nó chỉ xuất hiện vài tuần sau khi các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra một bọ ve đáng sợ như quỷ "Dracula" 100 triệu năm tuổi có thể chứa DNA của những con khủng long đã tuyệt chủng.
Con bọ ve này đã bám vào lông khủng long sau 99 triệu năm trong một mảnh hổ phách hóa thạch từ Myanmar. Một mảnh khác chứa một bọ ve phình to gấp 8 lần do được cho là chứa máu của khủng long.
Các nhà khoa học đứng đằng sau phát hiện mới này nhấn mạnh rằng tất cả các nỗ lực loại bỏ ADN khỏi các mẫu hổ phách cổ xưa như vậy đã không thành công do sự phân hủy của phân tử phức tạp theo thời gian.
Tiến sĩ Ricardo Perez-de-la-Fuente, một thành viên của nhóm nghiên cứu quốc tế từ Đại học Oxford, cho biết: "Ghi chép về hóa thạch nói cho chúng ta biết rằng những lông vũ này giống với lông vũ mà chúng tôi đã từng nghiên cứu ở rất nhiều loài khủng long theropod".
Vào tháng 11, các nhà khoa học đã tìm thấy những tàn tích hóa thạch của một con khủng long có kích thước bằng một đồng bằng nhỏ ở sa mạc Gobi.
Con khủng long này có đôi cánh dài 36ft (11m) và là một trong những loài bò sát có cánh lớn nhất từng được biết đến sống trên trái đất. Con vật khổng lồ này sống 70 triệu năm trước trong một khí hậu ấm áp giống như sa mạc nhưng không khô như ngày nay.
Đào Hiền (Tổng hợp)