Ở nhà cũng biết được lai lịch của hàng hóa từ đâu

(Dân trí) - Ông Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL cho biết, ở Việt Nam hiện tại, hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới MSMV tương đối đầy đủ. Trong hai năm qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành một số văn bản quy định trách nhiệm rõ hơn của cá nhân, tổ chức khi đăng ký, sử dụng MSMV, quy định về lệ phí MSM. Hiện tại, Tổng cục TCĐLCL cũng đang trình Bộ KH&CN về đề án quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên cả nước.

Đó là cách mà các cơ quan chức năng và doanh nghiệp (DN) đang đẩy mạnh thực hiện, thông qua đó, truy suất nguồn gốc sản phẩm rõ ràng từ “trang trại, đến bàn ăn”, bảo vệ quyền lợi của các bên trong đó đặc biệt là quyền lợi của DN, người tiêu dùng và hướng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Theo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL), từ chỗ lúc đầu chỉ có hơn 40 DN sử dụng MSMV, đến nay Việt Nam đã có khoảng 23.000 doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng MSMV, điều này đã tạo thuận lợi cho hàng triệu sản phẩm của Việt Nam được định danh trên kệ hàng của các siêu thị trong và ngoài nước.

ong ha minh hiep - msmv.JPG

Ông Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

Công nghệ MSMV được triển khai tại Việt Nam và đã mang lại những lợi ích to lớn cho ngành bán lẻ khi áp dụng MSMV vào trong quản lý, nhận diện hàng hóa, thanh toán thuận tiện. Đồng thời phục vụ cho người dân dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin và minh bạch thông tin sản phẩm hàng hóa tại các siêu thị và hệ thống bán lẻ khác.

Ông Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL cho biết, ở Việt Nam hiện tại, hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới MSMV tương đối đầy đủ. Trong hai năm qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành một số văn bản quy định trách nhiệm rõ hơn của cá nhân, tổ chức khi đăng ký, sử dụng MSMV, quy định về lệ phí MSM. Hiện tại, Tổng cục TCĐLCL cũng đang trình Bộ KH&CN về đề án quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên cả nước.

“Khi đề án này được phê duyệt, chúng ta sẽ có thêm một cơ sở để cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa, có một công cụ để xác định trường hợp hàng hóa bị lỗi, hoặc cơ sở để thông báo triệu hồi hàng hóa kém chất lượng”, ông Hà Minh Hiệp cho biết.

Ông Vũ Vinh Phú - Ủy viên Hội MSMV Việt Nam cho rằng, việc áp dụng MSMV đặc biệt là ở khâu bán lẻ đem lại nhiều tác dụng mà chúng ta mong muốn như: quản lý, dữ trữ kho quầy hàng, thanh toán với khách hàng, chống nhầm lẫn, bảo đảm uy tín của nhà bán lẻ khi phục vụ. Qua đó góp phần cho việc vận chuyển thu mua hàng hóa nhanh chóng, ít chi phí nhất, quản lý giá cả hàng hóa , kinh doanh trong hệ thống bán lẻ, nhất là bán lẻ theo chuỗi, kể cả ở siêu thị và các cửa hàng tiện lợi đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ, quản lý chấm công nhân sự, công nợ, ...

Theo bà Nguyễn Thị Cẩm Tú - Phó Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, đối với người tiêu dùng MSMV rất quan trọng vì giúp cho người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, giá cả và thậm chí là cả quá trình vận chuyển sản phẩm.

Người tiêu dùng khi mua sản phẩm biết kiểm tra MSMV cũng góp phần tránh sản phẩm kém chất lượng. Việc làm này có thể ngồi 1 chỗ để kiểm tra mà không cần phải đi đâu xa hoặc mua tại siêu thị có thể kiểm tra được luôn.

Tuy nhiên, ông Vũ Vinh Phú - Ủy viên Hội MSMV Việt Nam khuyến cáo, dùng điện thoại thông minh quét mã vạch để phân biệt hàng thật hàng giả, đó là điều kiện cần thiết hiện nay. Còn để đảm bảo chất lượng, chống hàng giả, người tiêu dùng ngoài sử dụng công cụ quét MSMV cần phải mua hàng ở những nơi uy tín thương hiệu, địa chỉ rõ ràng.

Hồng Anh