Nội tạng người được phát triển trên... lợn

(Dân trí) - Để hạn chế tình trạng thiếu nội tạng hiến tặng, các nhà khoa học Mỹ đang tìm cách phát triển nội tạng người trong cơ thể lợn. Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California đã thực hiện thành công cấy ghép tế bào gốc của người vào phôi lợn để tạo ra phôi người - lợn.

Phôi được phép phát triển trên cơ thể lợn nái trong 28 ngày trước khi kết thúc việc mang thai và các mô được lấy ra để phân tích. Nếu phôi phát triển đầy đủ, sẽ có một bộ phận cấu tạo phần lớn từ tế bào người, và bộ phận này có thể được mang cấy ghép cho người bệnh. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể giải quyết vấn đề về cấy ghép nội tạng, giúp giảm tỷ lệ người tử vong do thiếu nội tạng hiến tặng.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California đã thực hiện thành công cấy ghép tế bào gốc của người vào phôi lợn để tạo ra phôi người - lợn.
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California đã thực hiện thành công cấy ghép tế bào gốc của người vào phôi lợn để tạo ra phôi người - lợn.

Pablo Ross, một nhà sinh học về sinh sản, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi hy vọng phôi lợn này sẽ phát triển bình thường, tụy gần như được lấy ra hoàn toàn khỏi các tế bào ở người và có thể cấy ghép tương thích vào bệnh nhân”

Mối quan tâm chính là các tế bào ở người có thể di chuyển đến não lợn đang phát triển và làm cho nó giống con người hơn.

Pablo Ross khẳng định điều này là không thể, tuy nhiên đây là lý do chính là tại sao các nghiên cứu đang được tiến hành một cách thận trọng như vậy. Ông cho rằng, khả năng não người phát triển là rất thấp, tuy nhiên đây vẫn là vấn đề mà nhóm nghiên cứu đang điều tra.

Walter Low, giáo sư ở khoa phẫu thuật thần kinh, Đại học Minnesota cho biết, lợn là một “vườn ươm sinh học” lý tưởng để cấy nội tạng người, và có khả năng được sử dụng không chỉ tạo ra tụy mà còn các bộ phận khác như tim, gan, thận, phổi và giác mạc.

Ông cho biết, nếu các tế bào iPS (có nhiều chức năng ở người) được lấy từ một bệnh nhân cần cấy ghép, sau đó có thể tiêm vào phôi lợn mà có các gen chính bị xóa để tạo ra bộ phận theo yêu cầu, chẳng hạn như gan: “Các cơ quan sẽ là bản sao di truyền chính xác gan của bạn, nhưng một phiên bản trẻ hơn và khỏe mạnh hơn và bạn sẽ không cần phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để hạn chế những tác dụng phụ”.

Tuy nhiên, Low nhấn mạnh rằng, nghiên cứu sử dụng một dạng gen khác được gọi là TALENs, vẫn còn ở giai đoạn đầu và cố gắng xác định các gen mục tiêu phải được loại bỏ nhằm ngăn chặn tình trạng phát triển một cơ quan cụ thể ở lợn.

Nhóm của ông cũng đang cố gắng để tạo ra tế bào thần kinh ở người sinh ra dopamine từ phôi để điều trị bệnh nhân bị mắc bệnh Parkinson.

Trong tương lai, nội tạng phát triển ở lợn có thể tốt hơn so với nội tạng từ người. Những nghiên cứu như thế này mở ra khả năng không chỉ ghép nội tạng từ lợn vào người mà toàn bộ ý tưởng là nội tạng lợn cũng có thể hoàn thiện. Việc chỉnh sửa gen có thể đảm bảo nội tạng sạch sẽ, có sẵn khi cần thiết và khỏe mạnh, vì vậy nó có thể tốt hơn cả nội tạng người hiến tặng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản đổi thử nghiệm này vì lo ngại ảnh hưởng tới não bộ và hành vi của con vật. Họ lên án và gọi nghiên cứu là "Khoa học Franken", cho rằng tạo giống lai người và động vật là có hại với con người và còn tồi tệ hơn với động vật.

Minh Trang (Tổng hợp từ Ibtimes và BBC)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm