Những hòn đảo kỳ lạ có côn trùng không biết bay
(Dân trí) - Mặc dù phần lớn các loài côn trùng trên thế giới biết bay, nhưng một bộ phận thiểu số đã "từ bỏ" khả năng này. Đó chính là tình trạng xảy ra trên những hòn đảo nhỏ nằm giữa Nam Cực và Úc.
Giống như một số hiện tượng tiến hóa khác, Charles Darwin có một lý thuyết về lý do tại sao côn trùng cuối cùng lại từ bỏ khả năng bay. Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, cho thấy Charles Darwin đã đúng.
Rất nhiều nhà khoa học đã bày tỏ sự nghi ngờ của họ về lý thuyết này. Tuy nhiên, rất ít người đã kiểm tra sự đa dạng của côn trùng được tìm thấy trên các đảo cận Nam Cực.
Nhà nghiên cứu Rachel Leihy cho biết: "Darwin và nhà thực vật học nổi tiếng Joseph Hooker đã từng có một cuộc tranh cãi về lý do tại sao điều này xảy ra. Nếu bay, côn trùng sẽ bị thổi bay ra biển. Những côn trùng trên đất liền sẽ tạo ra thế hệ tiếp theo là những loài miễn cưỡng phải bay nhất, và cuối cùng quá trình tiến hóa sẽ thực hiện phần còn lại. Nếu Darwin thực sự hiểu sai, thì gió sẽ không thể giải thích được tại sao rất nhiều côn trùng mất khả năng bay trên những hòn đảo này".
Đối với nghiên cứu mới, Leihy và đồng nghiệp của cô, Steven Chown đã sử dụng một tập dữ liệu lớn và mới nhất về côn trùng từ các đảo cận Nam Cực và Bắc Cực để xem xét các giải thích khả thi cho sự phổ biến của vấn đề không bay được.
Leihy và Chown đã kiểm tra các kiểm kê động vật, thông tin hình thái của các loài và các biến số môi trường trên 28 quần đảo ở Nam Đại Dương.
Họ phát hiện ra rằng côn trùng không bay phổ biến hơn ở các loài côn trùng tiến hóa trên đảo so với những loài côn trùng được phát hiện gần đây. Họ cũng nhận thấy côn trùng có nhiều khả năng bỏ qua chuyến bay ở những vùng gió lộng nhất.
Gió lớn liên tục làm cho việc bay trở nên khó khăn khiến côn trùng tiết kiệm vốn tiến hóa của chúng và đầu tư vào sinh sản thay vì cánh hay cơ cánh.
"Thật đáng chú ý là sau 160 năm, những ý tưởng của Darwin vẫn tiếp tục mang lại cái nhìn sâu sắc về sinh thái học", Leihy nhấn mạnh.