Những con ngựa hoang cuối cùng
(Dân trí) - Nghiên cứu DNA cho thấy những con ngựa Przewalski ở Trung Á, vốn được coi là những con ngựa hoang dã cuối cùng, nhưng đó là một quần thể hoang dã có nguồn gốc từ loại ngựa đã được thuần hóa từ rất lâu trước đây.
Những con ngựa hay được tìm thấy ở Trung Á, thường được gọi là những con ngựa hoang cuối cùng. Loài ngựa chỉ sống hoang dã và không bao giờ được thuần hóa. Tuy nhiên, sau tất cả, một phân tích di truyền mới của xương ngựa cổ cho thấy rằng những con ngựa này có tổ tiên đã được thuần chủng, làm cho chúng trở nên hung hãn hơn là hoang dã.
Các nhà nghiên cứu báo cáo trực tuyến vào ngày 22 tháng 2 trên trang Khoa học rằng: Những phát hiện này cũng cho thấy tổ tiên của loài ngựa Przewalski này đã được thuần hóa – và người ta đặt tên cho loài ngựa thuần hóa ấy làBotai–loài mà đã sinh ra tất cả những con ngựa hiện đại khác. Điều đó làm cho các con ngựa nuôi trong nhà ngày nay trở nên bí ẩn.
Những con ngựa thuần hóa sớm nhất được biết đến là của người Botai cổ ở miền bắc Kazakhstan. Các khu vực Botai có niên đại khoảng 5.500 năm trước. Người Botai sống rải rác, với nhiều tàn dư của bộ yên cương ngựa và các loại bình để đựng sữa ngựa, cho thấy những con vật này cung cấp cả phương tiện và thực phẩm cho con người vào thời đó.
Trong khi nghiên cứu ADN của ngựa cổ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một số loài tổ tiên của ngựa Przewalski ngày nay đã có bộ da như màu chó đốm. Mẫu da ngựa này bị mất đi khi những con ngựa đó trở lại hoang dã.
Nhà di truyền học tiến hóa Ludovic Orlando thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch ở Copenhagen và các đồng nghiệp đã phân tích DNA từ 88 con ngựa qua nhiều thời kì, kéo dài trong suốt 5000 năm qua ở châu Âu và châu Á. Những con ngựa từ 4.000 năm trước, chỉ có ít hơn 3% là nguồn gốc từ Botai. Điều này cho thấy quần thể ngựa ngày nay có nguồn gốc rất khác nhau và còn rất bí ẩn. Người ta chỉ chắc chắn rằng ngựa Botai là tổ tiên trực tiếp của loài ngựa Przewalski.
Hoàng Hằng
Theo Science News