Người bị trầm cảm có nên dùng cần sa để điều trị lâu dài không ?
(Dân trí) - Nghiên cứu mới của một nhóm nghiên cứu tại Đại học bang Colorado Mỹ đã phát hiện có căn cứ khoa học về cách thức cần sa ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, bao gồm cả việc xử lý cảm xúc.
Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Lucy Troup, phó giáo sư tại Khoa Tâm lý học, đã công bố một nghiên cứu trong tạp chí khoa học PeerJ mô tả phát hiện của họ dựa trên một phân tích bằng điều tra kỹ (hỏi chuyên sâu) 178 người có độ tuổi đại học được sử dụng cần sa một cách hợp pháp. Cần sa giải trí đã trở thành hợp pháp ở Colorado vào năm 2014. Kể từ khi hợp pháp hóa, bảy tiểu bang đã cho phép sử dụng cần sa trong giải trí, trong khi những bang khác chỉ cho phép sử dụng trong y tế.
"Một điều mà chúng tôi muốn tập trung tìm hiểu là tầm quan trọng của bang đầu tiên-bang Colorado- cho hợp pháp hóa cần sa giải trí, và đặc điểm về dân số và việc sử dụng cần sa xảy ra ở đây như thế nào?" Troup nói.
Qua nghiên cứu, mà chỉ dựa vào người sử dụng thuốc tự báo cáo, các nhà nghiên cứu đã tìm cách rút ra mối tương quan giữa trầm cảm hoặc các triệu chứng lo âu và việc dùng cần sa.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những người được hỏi phân loại có trầm cảm lâm sàng, người báo cáo sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng trầm cảm của họ, đã báo cáo giảm các triệu chứng lo âu của họ hơn các triệu chứng trầm cảm của họ. Điều này cũng đúng đối với người tự báo cáo là lo lắng.
Nói cách khác, "nếu họ đang sử dụng cần sa để tự điều trị, cần sa đã không làm được những gì mà người dùng nghĩ rằng cần sa đã làm được", theo giải thích của đồng tác giả Jacob Braunwalder, nghiên cứu sinh làm việc trong phòng thí nghiệm của Troup.
Đồng tác giả Jeremy Andrzejewski người đã phát triển của bảng câu hỏi, được gọi là đánh giá cần sa giải trí (R-CUE), đã đào sâu vào các thói quen của người sử dụng, bao gồm các câu hỏi về việc liệu người có sử dụng cần sa hay không, hoặc tiêu thụ các sản phẩm có thành phần các chất kích thích cao. Các nhà nghiên cứu đặc biệt có động lực để nghiên cứu phản ứng sinh hóa và thần kinh từ sản phẩm có tỷ lệ tetrahydracannabinol (THC) cao sẵn có trên thị trường hợp pháp, có thể lên đến 80-90 % THC.
Các nhà nghiên cứu nhanh chóng chỉ ra rằng phân tích của họ không nói rằng cần sa gây ra trầm cảm hoặc lo âu, hay là cần sa có thể chữa hay làm giảm trầm cảm, lo âu. Nhưng nó nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu thêm về cách thức não bị ảnh hưởng bởi thuốc, khi được hợp thức hóa, và dựa trên những thông tin đã có, và được sử dụng rộng rãi hơn ở Colorado kể từ khi hợp pháp hóa.
Ví dụ, Andrzejewski nói, "Có một nhận thức chung rằng cần sa làm giảm sự lo lắng." Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa hỗ trợ hoàn toàn nhận thức này, ông nói.
Nghiên cứu sinh và đồng tác giả Robert Torrence đã chỉ ra một nghiên cứu trước đó cho thấy rằng việc sử dụng lâu dài làm giảm endocannabinoids tự nhiên trong não, chất được biết là đóng vai trò trong các quá trình sinh lý bao gồm cả tâm trạng và bộ nhớ.
"Có nghiên cứu cho thấy rằng cần sa có thể giúp đỡ làm giảm sự lo lắng và trầm cảm lúc ban đầu, nhưng nó lại có tác dụng ngược lại sau này," Torrence, một cựu chiến binh quân đội Mỹ, người đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu hiệu quả cần sa 'trong điều trị các rối loạn trầm cảm sau chấn thương.
Do các quy định nghiêm ngặt của chính phủ liên bang xung quanh việc nghiên cứu cần sa, nhận thức của công chúng về cách cần sa ảnh hưởng đến não thường dựa vào niềm tin nhiều hơn, Braunwalder nói. "Chúng tôi muốn bổ sung thêm thông tin cho toàn bộ các nghiên cứu."
Hiện tại không có phòng thí nghiệm tại đại học bang Colorado quản lý cần sa dùng cho nghiên cứu vì việc quản trị ma túy cho nghiên cứu cần có giấy phép và an ninh đặc biệt.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu muốn tinh chỉnh kết quả của họ và tập trung vào mức độ và thời gian tiếp xúc sản phẩm cao THC, mà hiện tại đang có rất ít nghiên cứu khoa học hướng tới.
"Điều quan trọng không phải là phủ nhận hoàn toàn cần sa, nhưng cũng không phải để tôn vinh nó" Troup nói. "Những gì chúng tôi muốn làm là nghiên cứu nó, và hiểu nhiều hơn về chất ma túy này."
Nhã Khanh (Theo sciencedaily)