Ngôi sao “lớn nhất” trong vũ trụ vừa được phát hiện nặng gấp 700.000 lần Trái đất

(Dân trí) - Gấp 2 lần khối lượng của Mặt trời và gần 700.000 lần so với Trái đất. Đó là những con số được một nhóm các nhà nghiên cứu đưa ra sau khi phát hiện "ngôi sao neutron lớn nhất từng được đo".

Thậm chí, nhóm nghiên cứu còn nhận định đó là một ngôi sao được coi là gần như quá lớn để tồn tại. Ngôi sao có tên gọi là J0740 + 6620, cách khoảng 4.600 năm ánh sáng từ Trái đất.

Ngôi sao “lớn nhất” trong vũ trụ vừa được phát hiện nặng gấp 700.000 lần Trái đất - 1
Các nhà khoa học vừa tìm ra ngôi sao được cho là lớn nhất vũ trụ.

Ngôi sao neutron này là phần còn lại của siêu tân tinh và được tạo ra khi các ngôi sao khổng lồ sụp đổ trong vụ nổ có kích thước gần như không thể tưởng tượng được.

Một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, Maura McLaughlin, nói rằng các sao neutron, gần như dày đặc như các lỗ đen, điều này rất kỳ lạ.

"Chúng tôi không biết chúng được làm từ gì. Các vật liệu rất kỳ lạ mà chúng ta đơn giản là không thể tạo ra trong phòng thí nghiệm trên Trái đất", McLaughlin nhận định.

Maura McLaughlin và Duncan Lorimer trước đó đã sử dụng kính thiên văn Green Bank để nghiên cứu.

Giáo sư Scott Ransom, một trong những đồng tác giả, lưu ý rằng định hướng của hệ sao đặc biệt liên quan đến sao neutron mới được phát hiện đã tạo ra "một phòng thí nghiệm vũ trụ tuyệt vời".

"Các sao neutron có điểm bùng phát nơi mật độ bên trong của chúng cực kỳ mạnh đến mức lực hấp dẫn áp đảo. Xác định được điểm bùng phát đó sẽ giúp chúng ta hiểu được tính chất vật lý của vật chất ở những mật độ không thể tin được", Ransom nói.

Khôi Nguyên

Theo Fox News

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm