1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Nasa thông báo sẵn sàng phóng tàu vũ trụ chạm tới Mặt trời vào thứ 7

(Dân trí) - NASA vừa công bố họ đã sẵn sàng để phóng tàu vũ trụ mới nhất của mình. Con tàu này dự kiến sẽ bay gần mặt trời hơn bất kỳ đối tượng nhân tạo nào từng làm trước đó. Trong một Tweet, NASA cho biết Parker Solar Probe được thiết lập để cất cánh vào thứ Bảy.

Nasa thông báo sẵn sàng phóng tàu vũ trụ chạm tới Mặt trời vào thứ 7 - 1

Nó sẽ được phóng từ Trạm Không quân Cape Canaveral ở Florida trong một tên lửa hạng nặng Delta IV của Liên minh United Launch Alliance (ULA).

Tiến sĩ Nicky Fox, nhà khoa học dự án tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins, nói: “Chúng tôi đã nghiên cứu Mặt Trời trong nhiều thập kỷ, và bây giờ chúng tôi cuối cùng sẽ đến đó”.

Năng lượng của Mặt trời luôn luôn chảy qua thế giới của chúng ta và mặc dù gió mặt trời là vô hình, chúng ta có thể thấy nó bao quanh các cực như cực quang, đẹp - phát lượng năng lượng khổng lồ và các hạt tràn vào bầu khí quyển của chúng ta.

Cũng theo tiến sĩ Fox, “chúng tôi không hiểu rõ về cơ chế thúc đẩy luồng gió đó hướng tới chúng ta và đó là những gì chúng tôi đang hướng tới khám phá”.

Đầu dò - xấp xỉ kích thước của một chiếc ô tô - sẽ phải đối mặt với sức nóng thiêu đốt trên hành trình của nó và được thiết kế để chịu được những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt. Nó có công nghệ mới bao gồm một lá chắn nhiệt cho phép đầu dò hoạt động ở nhiệt độ phòng và sẽ di chuyển ở tốc độ 430,000mph.

Nhiệm vụ này được đặt tên theo nhà vật lí Eugene Parker, người đã xuất bản một bài báo khoa học năm 1958 về lý thuyết sự tồn tại của gió mặt trời. Đây là nhiệm vụ đầu tiên của NASA được đặt tên theo một người đang sống.

Thomas Zurbuchen, Giám đốc Sứ mệnh Khoa học của NASA, cho biết: “Bằng cách nghiên cứu ngôi sao của chúng ta, chúng ta không chỉ có thể học hỏi thêm về Mặt trời. Chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về tất cả các ngôi sao khác trên khắp thiên hà, vũ trụ và thậm chí cả sự khởi đầu của cuộc sống”.

Đào Hiền (Theo Express)