1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

NASA mới phát hiện tinh vân hình bàn chân mèo

(Dân trí) - NASA đã phát hành một hình ảnh mới đáng kinh ngạc của Tinh vân hình bàn chân mèo, một vùng hình thành sao nằm cách trái đất khoảng 5.000 năm ánh sáng.

NASA mới phát hiện tinh vân hình bàn chân mèo - 1

Hình ảnh được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Spitzer hồng ngoại của NASA. Nó được chụp như một phần của dự án Extraordinaire, đã tạo ra bản đồ chính xác nhất từ ​​trước đến nay của trung tâm dải thiên hà.

Tinh vân hình chân mèo, còn được gọi là NGC 6334, được ước tính có độ dài khoảng 80 đến 90 năm ánh sáng.Nó được đặt tên như vậy vì các đặc điểm hình dạng tròn, lớn trông hơi giống các ngón chân trên bàn chân mèo. Nó được tìm thấy trong chòm sao Scorpius, với ước tính rằng cách chúng ta khoảng từ 4.200 đến 5.500 năm ánh sáng.

Nó được gọi là tinh vân phát xạ, là một trong những nơi các photon năng lượng cao từ các ngôi sao gần đó ion hóa khí trong tinh vân. Và đó là cách mà tinh vân có tên thú vị hơn, đặc biệt là sự tồn tại của “bọt khí” bên trong nó.

Những vùng màu đỏ tươi sáng trên hình ảnh kia, được tạo ra khi ngôi non làm nóng khí quanh chúng. Các vùng màu xanh lá cây là nơi các ngôi sao nóng đã va chạm với các phân tử được gọi là các hydrocacbon đa vòng và khiến chúng phát huỳnh quang.

NASA mới phát hiện tinh vân hình bàn chân mèo - 2

Spitzer tạo ra những hình ảnh như thế vì nó có thể đi xuyên qua bụi và khí bằng cách chụp ảnh bằng tia hồng ngoại. Hình ảnh đầu tiên được chụp bởi Máy đo quang phổ đa nhiệm (MIPS) và Camera hồng ngoại (IRAC) trên Spitzer, trong khi ảnh thứ hai được chụp bởi Camera hồng ngoại. MIPS có lợi thế là có thể thu thập ánh sáng từ bụi đã được làm nóng bởi khí nóng và các ngôi sao.

Nhưng ngay cả những máy ảnh này cũng không thể nhìn thấy mọi thứ. NASA lưu ý rằng các khu vực màu đen của cả hai hình ảnh “là những vùng khí và bụi dày đặc, thậm chí không ánh sáng hồng ngoại nào có thể xuyên qua.”

Tinh vân hình chân mèo cũng có thể có một người bạn nữa. Người bạn ấy nằm gần một khu vực hình thành sao khác ở bên trái của những hình ảnh này, được gọi là NGC 6357, - Tinh vân Tôm hùm.

Hoàng Hằng

Theo IFLScience