1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

NASA có đột phá trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh?

(Dân trí) - Trong tuần này, NASA sẽ tổ chức một cuộc họp báo tiết lộ về phát hiện mới nhất liên quan đến sự sống ngoài hành tinh.

NASA có đột phá trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh? - 1

Cơ quan vũ trụ này sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào thứ Năm tới đây để công bố về phát hiện mới nhất của họ trong việc tìm kiếm sự sống bên ngoài hệ mặt trời.

Phát hiện mới này được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học chịu trách nhiệm về hoạt động của kính thiên văn vũ trụ Kepler, họ đã bắt đầu công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh kể từ năm 2009. Chiếc kính thiên văn này tìm kiếm các hành tinh có kích cỡ tương tự như Trái Đất nằm trong “khu vực sinh sống được” của các ngôi sao ở gần chúng ta. Nhờ đó, nó đã tìm thấy hàng ngàn hành tinh có khả năng chứa sự sống.

Theo chia sẻ của NASA, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu tự động hóa việc xây dựng mô hình phân tích (machine learning) của Google.


NASA sắp công bố bước đột phá về sự sống ngoài hành tinh.

NASA sắp công bố bước đột phá về sự sống ngoài hành tinh.

Phương pháp phân tích dữ liệu mà các nhà khoa học đã sử dụng là một phương pháp tiếp cận dựa trên trí tuệ nhân tạo, và đó cũng là phương pháp phân tích dữ liệu mới của Kepler.

Kính thiên văn vũ trụ Kepler đã tìm kiếm các thế giới có sự sống tiềm năng bằng cách quan sát những điểm mờ sáng mà các hành tinh đó tạo ra khi vượt qua phía trước ngôi sao chủ dưới góc nhìn của con tàu vũ trụ này.

Kepler đã trở thành một trong những thiết bị thám hiểm hành tinh có nhiều thành tựu nhất trong lịch sử. Chiếc kính thiên văn này đã tìm thấy 2.500 hành tinh có chứa sự sống tiềm năng – chiếm đến 70% số ngoại hành tinh mà chúng ta đã phát hiện được. Phần lớn các phát hiện này của Kepler đều được thực hiện trong giai đoạn nhiệm vụ đầu tiên của nó – kéo dài từ năm 2009 đến năm 2013. Chỉ trong vài năm qua, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật phân tích cải tiến để xác định được thêm nhiều ngoại hành tinh hơn trong bộ dữ liệu mà Kepler đã tập hợp được từ nửa thập kỷ trước.


Phát hiện mới này là của nhóm nghiên cứu tại trạm kính viễn vọng không gian Kepler.

Phát hiện mới này là của nhóm nghiên cứu tại trạm kính viễn vọng không gian Kepler.

Nhiệm vụ đầu tiên của Kepler đã kết thúc năm 2013, trong thời gian thực hiện nhiệm vụ này, Kepler đã quan sát khoảng 150.000 ngôi sao.

NASA có đột phá trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh? - 4

Nhiệm vụ đầu tiên này đã kết thúc khi con tàu vũ trụ này bị mất bánh đà điều hướng thứ hai và không thể quan sát trực tiếp các mục tiêu nữa. Và hiện tại, sau khi được sửa chữa, Kepler đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thứ hai được đặt tên là K2 kể từ tháng Năm năm 2014. Với nhiệm vụ này, Kepler sẽ săn tìm các ngoại hành tinh với các điều kiện giới hạn nhỏ hơn. Cụ thể, nó sẽ quan sát nhiều ngôi sao lùn đỏ lạnh hơn và nhỏ hơn.

Năm ngoái, NASA đã công bố phát hiện về chín hành tinh quay xung quanh ngôi sao TRAPPIST – 1.


Con tàu vũ trụ này đã tìm thấy 2.500 ngoại hành tinh – chiếm tới 70% số ngoại hành tinh mà chúng ta đã biết.

Con tàu vũ trụ này đã tìm thấy 2.500 ngoại hành tinh – chiếm tới 70% số ngoại hành tinh mà chúng ta đã biết.

Các nhà nghiên cứu tin rằng ba trong số chín hành tinh này nằm trong vùng phù hợp với sự sống và có thể đang chứa đựng sự sống.

Phát ngôn viên của NASA cho hay: “Kepler đã tạo ra danh sách các ứng cử viên hành tinh mới nhất thông qua các phân tích hết sức tinh vi, mang đến một kết quả tính toán hoàn chỉnh và đáng tin cậy nhất tại thời điểm này. Từ đó, sẽ mở ra các phương hướng nghiên cứu và tìm kiếm các ngoại hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta”.

Cuộc họp báo sắp tới sẽ được NASA phát sóng trực tiếp trên trang web www.nasa.gov/nasalive/

Anh Thư (Tổng hợp)