Mỹ phát triển “phương tiện tiêu diệt đa mục tiêu” để làm thui chột vấn đề hạt nhân của kẻ thù
(Dân trí) - Trong nhiều thập kỷ, vũ khí tự vệ có thể đánh chặn và phá hủy tên lửa của đối phương trước khi chúng có thể gây tổn hại cho Hoa Kỳ hoặc các đồng minh vẫn luôn là một phần then chốt của chiến lược quân sự, nhưng quy tắc trò chơi đang thay đổi.
Nhiều quốc gia đã hoặc đang phát triển công nghệ tên lửa tầm xa, bao gồm cả các hệ thống có thể mang theo nhiều đầu đạn, được gọi là Phương tiện chứa nhiều đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu độc lập (MIRV) và/hoặc mồi nhử.
Chuyên gia tư vấn độc lập Debalina Ghoshal đã viết trong một báo cáo tháng 6/2016 cho Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ: “Cả Trung Quốc và Nga đều có khả năng chế tạo MIRV cho tên lửa đạn đạo của họ. Năm 2014, các báo cáo đã khẳng định rằng Iran cũng đã phát triển Phương tiện tái nhập khí quyển nhiều lần cho các tên lửa đạn đạo của họ. Các tài liệu về thời kỳ Chiến tranh lạnh cho thấy, MIRV là vũ khí tấn công đầu tiên và có thể là vũ khí gây bất ổn có tính chiến lược”.
Bà cho rằng “Mỹ đã nhận ra các mối đe dọa này và đang bắt đầu hoạt động theo hướng hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ”.
Năm ngoái, Cơ quan phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ đã trao hợp đồng cho Raytheon, Lickheed – Martin và Boeing để bắt đầu thiết kế thứ gọi là “Phương tiện tiêu diệt đa mục tiêu” – viết tắt là MOKV – có thể phá hủy một số đối tượng trong không gian chỉ bằng một lần phóng.
Ông John Pike, giám đốc của GlobalSecurity.org phát biểu: “Mười năm trước, trên mỗi một chiếc máy bay đánh chặn, chúng tôi đã có một phương tiện tiêu diệt một mục tiêu duy nhất. Các phương tiện tiêu diệt mục tiêu hiện nay có kích thước của một chiếc máy nướng bánh mỳ… Chương trình MOKV là sự lặp lại mới nhất”
Kế hoạch của Raytheon – theo dự kiến sẽ được xem xét vào tháng 12 – là tải nhiều MOKV lên một tên lửa duy nhất. Mỗi MOKV sẽ được trang bị cảm biến, hệ thống lái và động cơ đẩy, và thiết bị thông tin liên lạc để cho phép chúng ở gốc tọa độ đối với mục tiêu và đánh nó, phá hủy đối tượng bằng sức mạnh động năng tuyệt đối.
Các tác động sẽ diễn ra bên trên bầu khí quyển của Trái đất, nhưng ở quỹ đạo có thể tạo ra các đám mây từ các mảnh vỡ rơi trở lại bị đốt cháy trong bầu khí quyển.
Raytheon mô tả: bước tiếp cận phát triển của MOKV được coi là bản lề dựa trên một “kiến trúc mở”, đây là một chiến lược để thiết kế các hệ thống có khả năng dễ dàng tiếp nhận và tích hợp các công nghệ mới ngay khi xuất hiện. Giám đốc của Hệ thống phòng thủ Tên lửa và không trung tiên tiến cho Raytheon – Steve Nicholls – phát biểu: chiến lược này sẽ cho phép nền tảng MOKV được điều chỉnh tốt hơn đối với các mối đe dọa đang thay đổi nhanh chóng.
Một thách thức chủ yếu về mặt công nghệ là làm thế nào để phân biệt được bom và mồi nhử, chẳng hạn các quả bóng bay trông giống mồi nhử nhưng lại có thể chứa bom hydro.
Quân đội hy vọng sẽ bắt đầu diễn tập để chứng minh ý đồ của thiết kế này cuối năm tới và thử nghiệm một chuyến bay không đánh chặn trong năm 2018. Nếu thành công, Cơ quan phòng thủ tên lửa sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm đánh chặn vào năm 2019.
Anh Thư (Tổng hợp)