“Mưa kim cương” kì lạ ở Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương
(Dân trí) - Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thể được coi là “người khổng lồ” băng giá, nhưng dưới bề ngoài lạnh lẽo, nhiệt độ và áp suất của chúng cao đến mức xảy ra các phản ứng vật lý đáng kinh ngạc.
Bằng chứng thực nghiệm cho thấy hiện tượng kỳ lạ này thực sự có thể xảy ra. Các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị Linac Coherent Light Source ở Phòng thí nghiệm gia tốc quốc gia SLAC để nghiên cứu.
Ở nơi áp suất khí quyển khoảng 1,5 triệu và nhiệt độ là 4,730 độ C, hydrocarbon tách ra carbon và hydro. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy ít nhất một phần tư các cụm carbon biến thành sự sắp xếp chắc chắn nhất của nó là kim cương.
Nghiên cứu cung cấp dữ liệu về một hiện tượng rất khó để mô hình hóa đó là tính linh hoạt của hai yếu tố hoặc cách chúng kết hợp khi trộn lẫn, giám đốc LCLS Mike Dunne giải thích.
Trong trường hợp của những người khổng lồ băng này, chúng ta biết rằng carbon gần như chỉ tạo thành kim cương khi nó tách ra và không có dạng chuyển tiếp chất lỏng, tiến sĩ Dominik Kraus, từ phòng thí nghiệm Helmholtz-Zentrum Dresden-Rossendorf, cho biết.
Mưa kim cương trên Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương thực tế đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng năng lượng bên trong của các hành tinh xa xôi này. Kim cương mới hình thành sẽ chìm xuống, tạo ra nhiệt khi chúng từ từ cọ xát với vật liệu dày đặc xung quanh.
Nghiên cứu mới còn có thể giúp chúng ta hiểu hơn về các hành tinh này, cũng như các thế giới tương tự được tìm thấy ngoài Hệ Mặt trời. Những kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu sẽ có thể tiến xa hơn. Nó có thể được sử dụng để nghiên cứu, bắt chước những gì có thể tìm thấy ở các ngôi sao nhỏ hoặc trong các lò phản ứng tổng hợp hạt nhân. Nghiên cứu các tính chất như vậy rất quan trọng sẽ giúp chúng ta nắm vững các phương pháp nhất định đối với phản ứng tổng hợp mà hiện tại còn thiếu hiểu biết rõ ràng.
Trang Phạm
Theo IFL Science