Một gia đình sống lành mạnh sẽ giảm nguy cơ béo phì ở trẻ

(Dân trí) - Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học London (Anh), đã kết luận, trẻ được sống trong một môi trường tốt với việc sử dụng nhiều trái cây, rau quả, ít xem TV sẽ giảm nguy cơ béo phì hơn các môi trường sống khác.

Để có kết quả này, các nhà nghiên cứ đã kết hợp theo dõi 925 cặp sinh đôi để xác định các nguy cơ béo phì bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền hay môi trường.

86% yếu tố di truyền sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến béo phì khi một đứa trẻ sống trong một môi trường có ít thức ăn lành mạnh cho cơ thể và dành nhiều thời gian xem TV. Tuy nhiên, với những đứa trẻ sống trong môi trường sử dụng nhiều rau củ quả và dành nhiều thời gian cho tập thể dục thì yếu tố di truyền chỉ tác động tới 39% nguy cơ béo phì.

Môi trường sống trong gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng tác động tới chỉ số béo phì ở trẻ.
Môi trường sống trong gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng tác động tới chỉ số béo phì ở trẻ.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, môi trường trong gia đình rất quan trọng. Nếu một gia đình sống lành mạnh có thể giảm nguy cơ béo phì của trẻ chỉ còn một nửa.

Nhằm mục đích tìm mối tương quan cụ thể giữa vấn đề di truyền và môi trường sống, các nhà nghiên cứu từ Đại học London đã thu thập nhiều dữ liệu khác nhau từ thời thơ ấu của trẻ đến thời điểm gần nhất. Sau đó sẽ đưa ra các thang điểm từ môi trường “nguy cơ cao” hoặc “nguy cơ thấp” liên quan đến bệnh béo phì của trẻ tại các gia đình.

Kết quả cho thấy trong 925 cặp song sinh được theo dõi từ giữa tháng 7 và đến tháng 10 năm 2013 tới tháng 6 năm 2018, có 508 cặp sinh đôi sống trong môi trường có “nguy cơ thấp” đối với căn bệnh béo phì và có tới 417 cặp đang sống trong môi trường gia đình có “nguy cơ cao” dẫn đến căn bệnh béo phì.

“Phát hiện của chúng tôi chính là cơ sở lý thuyết ban đầu để nghĩ tới tương quan liên hệ giữa yếu tố di truyền và môi trường sống.”, GS – TS Stephanie Schrempft đến từ Đại học Lon Don cho biết.

Trước đó, trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine năm 2017, tính đến năm 2015, đã có hơn 2 tỷ người trên thế giới, bao gồm nhiều trẻ em, bị thừa cân hoặc béo phì và phải chịu những vấn đề về sức khỏe do tình trạng thừa cân, béo phì gây ra.

Để có số liệu đánh giá này, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 195 quốc gia trong khoảng từ năm 1980 đến năm 2015. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, số người bị béo phì đã tăng gấp đôi kể từ năm 1980 tại 73 quốc gia và tiếp tục tăng ở hầu hết các quốc gia còn lại.

Khôi Nguyên (Theo Daily Mail)