Mỏ khoáng sản rộng lớn ở sa mạc Atacama nhìn từ không gian
(Dân trí) - Trong bức ảnh được chụp vào ngày 26/6/2019 ở một khu vực đặc biệt thuộc vùng Tarapaca ở miền Bắc Chi-lê, nơi có thể tìm thấy những mỏ caliche (hay còn gọi là diêm tiêu Chi-lê) lớn nhất.
Nhiệm vụ Copernicus Sentinel-2 đưa chúng ta qua một phần sa mạc Atacama của Chi-lê, khu vực này nằm ở phía tây của Thái Bình Dương, phía đông của dãy núi Andes. Sa mạc Atacama được coi là một trong những nơi khô cằn nhất trên Trái Đất – một số nơi thuộc sa mạc chưa từng có cơ hội được ghi chép thông tin về lượng mưa.
Trong bức ảnh được chụp vào ngày 26 tháng 6 năm 2019 ở một khu vực đặc biệt thuộc vùng Tarapaca ở miền Bắc Chi-lê, nơi có thể tìm thấy những mỏ caliche (hay còn gọi là diêm tiêu Chi-lê) lớn nhất.
Đây là nơi khai thác Ni-trat, Li-ti. Ka-li và I-ốt. Lấy ví dụ, I-ốt được chiết xuất trong một quá trình lọc quặng - thường được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động khai thác mỏ quy mô lớn hiện đại. Các cọc lọc có thể nhìn thấy ở dạng các chấm hình chữ nhật nằm rải rác bao quanh bức ảnh., mặc dù chưa biết chắc lý do nào khiến chúng có màu sắc khác nhau. Một số cột lọc có màu sáng hơn hoặc tối hơn do hàm lượng nước hoặc loại đất khác nhau.
Các dạng hình khối ở bên phải là các ao bốc hơi lớn. Nước muối được bơm lên bề mặt vào các ao nông này thông qua một mạng lưới giếng. Khí hậu khô và nhiều gió làm tăng sự bốc hơi nước và để là muối cô đặc để chiết xuất ra li-ti – thường được dùng trong sản xuất pin.
Màu ngọc lam sáng của các ao bốc hơi trái ngược hoàn toàn với cảnh quan xung quanh – khiến chúng dễ dàng được nhận ra khi nhìn từ không gian. Các đường màu đen đặc biệt có thể nhìn thấy trong ảnh là những con đường kết nối với các khu vực xây dựng khác.
Copernicus Sentinel-2 là một nhiệm vụ gồm có hai vệ tinh để phủ sóng và cung cấp dữ liệu cần thiết cho chương trình Copernicus của châu Âu. Hình ảnh màu giả này đã được xử lý bằng cách chọn các dải quang phổ có thể dùng để phân loại các đặc điểm địa chất.
Ngọc Anh
Theo Scitech Daily