1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Mẹ mang thai ít vitamin B12 có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường cho con

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới phát hiện của nhóm các nhà khoa học đến từ Anh cho thấy trẻ được sinh ra từ các bà mẹ thiếu vitamin B12 trong khi mang thai có thể có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 và các rối loạn chuyển hóa khác.

Vitamin B12 là vitamin tan trong nước xuất hiện trong tự nhiên, có trong sản phẩm của động vật như sữa, trứng, pho mát, thịt, gia cầm và cá. Nó có sẵn như bổ sung qua chế độ ăn uống và một số sản phẩm không phải động vật chẳng hạn như ngũ cốc ăn sáng.

Mẹ mang thai ít vitamin B12 có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường cho con - 1

Theo Viện Y tế Quốc gia Anh, vitamin B12 giúp một số chức năng cơ thể gồm hình thành màu đỏ tế bào máu, ADN tổng hợp và chức năng thần kinh. Lượng vitamin B12 được khuyến cáo dùng hàng ngày cho người từ 14 tuổi trở lên là 2,4 microgam, tăng lên 2,6 microgram cho bà mẹ tương lai và 2,8 microgram trong khi cho con bú.

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Ponusammy Saravanan, đến từ Trường Y Warwick ở Anh cùng đồng nghiệp cho biết, nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng phụ nữ có mức vitamin B12 thấp trong khi mang thai có nhiều khả năng có chỉ số khối cơ thể cao hơn (BMI) và trẻ sinh ra bị nhẹ cân có hàm lượng cholesterol cao. Ở nghiên cứu này cho thấy những trẻ nhỏ có đề kháng insulin cao hơn ở trẻ em làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2. Những kết quả trước đó có thể được liên kết với leptin, một hormone được sản xuất bởi các tế bào chất béo. Thường được gọi là "hormone cảm giác no", leptin cho chúng ta biết khi nào là thời điểm ngừng ăn.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phân tích 91 mẫu máu lấy từ các bà mẹ và con của họ để xác định nồng độ vitamin B12. Ngoài ra, họ đã phân tích 42 mẫu mô mỡ của bà mẹ và trẻ sơ sinh và 83 mẫu mô nhau thai. Họ phát hiện ra rằng trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị thiếu hụt vitamin B12 ít hơn 150 pmol trên mỗi lít có mức leptin cao hơn bình thường, có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 và các rối loạn chuyển hóa khác. Và phỏng đoán rằng thiếu hụt vitamin B12 ở những bà mẹ tương lai có thể ảnh hưởng đến lập trình gen leptin, thay đổi sản xuất của các hormone trong sự phát triển của thai nhi.

Kết quả cho thấy, trọng lượng cơ thể dư thừa có thể gây ra sự tăng nồng độ leptin để đáp ứng với lượng thức ăn. Điều này có thể gây kháng leptin dẫn đến ăn nhiều hơn, tăng cân và kháng insulin làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định được rõ ràng vì sao thiếu vitamin B12 ở mẹ làm tăng nồng độ leptin của con nhưng họ có một số giả thuyết. Đồng tác giả nghiên TS Adaikala Antonysunil cho biết, "Hoặc là B12 thấp khiến chất béo tích tụ trong bào thai và điều này dẫn đến tăng leptin, hoặc B12 thấp thực sự gây ra thay đổi hóa học trong các gen nhau thai sản xuất leptin, làm tăng hormone. B12 tham gia vào các phản ứng methyl hóa trong cơ thể làm ảnh hưởng đến việc kích hoạt gen”.

Nhóm nghiên cứu hy vọng, với nghiên cứu sâu hơn sẽ chứng minh được sự nghi ngờ của họ và cho rằng khuyến cáo hiện nay về cách dùng vitamin B12 trong khi mang thai có thể cần phải được xem xét lại.

Đ.T.V-NASATI (Theo Medicalnewstoday)