Mặt trăng bí ẩn của Sao Thổ có thể hỗ trợ sự sống ngoài hành tinh
(Dân trí) - Mặt trăng của Sao Thổ Enceladus được cho có cơ hội hỗ trợ sự sống ngoài Trái đất tốt hơn so với suy nghĩ trước đây. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các đại dương của nó phức tạp hơn rất nhiều.
Các nhà nghiên cứu đang kì vọng vào sự sống ngoài hành tinh liên quan đến mặt trăng của Sao Thổ.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các đại dương của mặt trăng bắn các luồng khí carbon dioxide vào không gian, sử dụng dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini của NẤSA cho thấy điều này.
Phát hiện được công bố chỉ ra các phản ứng giữa nước và lõi của vệ tinh thiên thể là nguồn gốc của sự phức tạp, được phát hiện nhờ một kỹ thuật mới.
Nhà nghiên cứu Christopher Glein của Viện nghiên cứu Tây Nam cho biết: "Bằng cách hiểu thành phần của chùm khói, chúng ta có thể tìm hiểu về đại dương nó sẽ như thế nào và liệu nó có cung cấp môi trường mà sự sống mà chúng ta biết có thể tồn tại hay không.
Chúng tôi đã đưa ra một kỹ thuật mới để phân tích thành phần chùm khí để ước tính nồng độ CO2 hòa tan trong đại dương. Điều này cho phép mô hình hóa để thăm dò các quá trình bên trong sâu hơn”.
Trước đó, tàu vũ trụ Cassini đã cố tình lao vào bầu khí quyển của Sao Thổ vào tháng 9 năm 2017 sau khi nó được phóng vào năm 1997 với tổng chi phí 3,9 tỷ đô la (2,5 tỷ đô la chi phí trước khi phóng và 1,4 tỷ đô la sau khi phóng). Nó đã dành 13 năm để quay vòng, nghiên cứu và lấy dữ liệu của Sao Thổ và các mặt trăng của nó.
Kết hợp với những khám phá trước đây, "sự phong phú" của carbon dioxide phản ứng với lõi của mặt trăng và nước trong các đại dương dưới mặt trăng tạo thêm sự tin cậy cho ý tưởng có những nguồn năng lượng trên Enceladus có thể hỗ trợ sự sống.
"Giao diện động của lõi và nước biển phức tạp có khả năng tạo ra các nguồn năng lượng có thể hỗ trợ sự sống", Hunter Waite – một nhà nghiên cứu khác nói trong tuyên bố. "Mặc dù chúng tôi chưa tìm thấy bằng chứng về sự hiện diện của sự sống vi sinh vật trong đại dương Enceladus, bằng chứng ngày càng tăng về sự mất cân bằng hóa học đưa ra một gợi ý rằng các điều kiện có thể ở được có thể tồn tại bên dưới lớp băng giá của mặt trăng.
Những tác động đối với cuộc sống có thể được kích hoạt bởi cấu trúc lõi không đồng nhất rất hấp dẫn", Glein nói thêm. "Mô hình này có thể giải thích làm thế nào quá trình phân biệt và thay đổi hành tinh tạo ra độ dốc hóa học (năng lượng) cần thiết cho sự sống dưới bề mặt”.
Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu xác định đại dương của mặt trăng Sao Thổ có khả năng 1 tỷ năm tuổi, đặt nó vào vị trí có cơ hội để hỗ trợ sự sống. Trước đó, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng họ đã tìm thấy "các khối xây dựng" cho sự sống trên Enceladus và phát hiện ra các phân tử hữu cơ phức tạp.
Enceladus không phải là vệ tinh duy nhất của Sao Thổ gây tò mò cho các nhà khoa học. Vào tháng 6, NASA đã công bố sứ mệnh mới nhất trong chương trình New Frontiers của mình. Được biết đến với cái tên Dragonfly, sứ mệnh sẽ khám phá mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ, Titan, có khả năng tổ chức sự sống ngoài Trái đất.
Khôi Nguyên
Theo Fox News