1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Loài kiến cũng biết thụ phấn cho hoa?

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cây Conospermum đang nở hoa ở phía Tây Nam nước Úc đã phát triển để cho phép kiến thụ phấn cho chúng hiệu quả như những con ong bản địa.

Loài kiến cũng biết thụ phấn cho hoa? - 1

Anh Nicola Delnevo đến từ Đại học Tây Úc Edith Cowan cho hay, đây là loài thực vật đầu tiên trên thế giới được tìm thấy có đặc điểm phấn hoa thích nghi cho phép mối quan hệ thụ phấn cùng có lợi với loài kiến.

“Giống như nhiều loài côn trùng, kiến ​​rất thích mật hoa - một loại thực vật thu hút các loài thụ phấn để giúp phân tán phấn hoa tao ra hạt giống có thể nảy mầm và lại phát triển thành cây.

Nhưng kiến ​​tiết ra một chất lỏng kháng khuẩn để tránh nhiễm trùng vi khuẩn và nấm mốc, thật không may, cũng giết chết hạt phấn hoa.  Chính vì thế kiến ​​đã được coi là một mối đe dọa cho mật hoa”,  anh Delnevo nói.

Theo các nhà nghiên cứu, gần 90% các loài thực vật có hoa dại dựa vào động vật để phân tán giao tử của chúng tạo ra trái cây và hạt giống - khoảng 88% trong số đó là côn trùng. Nhưng suy thoái môi trường đang tác động đến quá trình này. Cây ngày càng ít đi vì người ta giải phóng mặt bằng để làm việc khác. Mà không có sự thụ phấn thì không có tương lai cho các loài cây này.

Loài kiến cũng biết thụ phấn cho hoa? - 2

Quan sát cây bụi C. undulatum ở Swan Coast Plain, một điểm nóng đa dạng sinh học còn được gọi là Kwongan, anh Delnevo nhận thấy những con kiến ​​bản địa - bao gồm cả kiến ​​đường (Camponotus consobrinus), kiến ​​thịt (Iridomyrmex purpureus) và kiến ​​bò (Myrmecia infima) với một loài ong bản địa (Leioproctus conospermi).

Để điều tra vai trò của chúng trong việc thụ phấn, anh và nhóm của mình đã thu thập phấn hoa tươi từ hoa của một số loài khác nhau và các loài thực vật khác, cùng với các loài kiến ​​và ong bản địa khác nhau, và đưa chúng trở lại phòng thí nghiệm để tiến hành thử nghiệm.

Sau khi tiếp xúc với kiến, tỷ lệ nảy mầm là khoảng 80% - không khác gì ong bản địa.

“Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng cho thấy cây Conospermum đã điều chỉnh sinh hóa của hạt phấn hoa của chúng để đối phó với các đặc tính chống vi khuẩn của loài kiến. Những con kiến ​​cũng mang một lượng lớn hạt phấn hoa liên quan đến thực vật, cho thấy chúng là nhân tố đóng góp quan trọng trong việc phát tán hạt giống. Đó là tin tốt lành vì ong mật - được nhập khẩu - không tốt cho cây  có cấu trúc phát triển để tối ưu hóa sự thụ phấn của ong bản địa”,  Delnevo nói.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng của sự thụ phấn cũng như vai trò sinh thái mà loài kiến ​​có thể đóng góp trong khu vực. Điều này nhấn mạnh sự phức tạp của các tương tác giữa kiến và hoa, mà sự hiểu biết của chúng ta về các hệ thống này vẫn còn ở giai đoạn sơ khai”

Chi tiết về nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Annals of Botany.

Kim Quyền

Theo Cosmos magazine