Loài cua ma kì lạ dùng răng trong dạ dày để… hù doạ đối thủ
(Dân trí) - Các nhà khoa học vừa phát hiện loài cua ma Đại Tây Dương đưa khái niệm về một cái dạ dày lên một cấp độ hoàn toàn mới khi dùng răng trong… dạ dày để doạ lại kẻ thủ.
Cua ma, giống như nhiều loài giáp xác khác, bù đắp cho việc thiếu răng trong miệng bằng cách đặt trong ruột như một máy nghiền để nghiền và chế biến thức ăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cua ma cũng sử dụng những chiếc răng này với một tác dụng khác nữa đó là để hù doạ đối thủ khi những chiếc càng đang bận rộn với việc khác.
Tác giả chính Jennifer Taylor của Viện Hải dương học Scripps và các đồng nghiệp nhận thấy rằng cũng như những âm thanh hung hăng điển hình của những con cua được tạo ra bằng cách cọ xát những chiếc kìm của chúng khi bị khiêu khích, chúng dường như cũng phát ra những âm thanh khác.
"Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng cua “gầm gừ” của loài cua này với chúng tôi, nhưng chúng tôi không thể thấy cách chúng tạo ra âm thanh. Sau khi tìm thấy không có cấu trúc và chuyển động bên ngoài nào có thể tạo ra âm thanh đặc biệt, chúng tôi bắt đầu nhìn vào bên trong và phát hiện ra sự khác biệt”, tác giả chính Jennifer Taylor nói.
Trong nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Hiệp hội Hoàng gia, Taylor và các đồng nghiệp đã tiết lộ cách họ phát hiện ra vũ khí bí mật độc đáo của cua ma đến từ dạ dày, phần bên trong duy nhất của con cua có thể phát ra âm thanh.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những con cua ma, cả con đực và con cái, chỉ tạo ra âm thanh trong điều kiện thù địch.
Dạ dày của cua ma bao gồm ba "răng" chính, các đĩa vôi hóa, cọ sát vào nhau để nghiền thức ăn của chúng. Các nhà nghiên cứu kết luận đây là bộ máy bên trong duy nhất có thể phát ra âm thanh, khiến họ ngạc nhiên vì những con cua đã có móng vuốt được phát triển đặc biệt để giao tiếp bằng âm thanh.
Khôi Nguyên
Theo IFL Science