Loài chim bồ câu đi từ năm tỷ con đến tuyệt chủng trong vài thập kỷ
(Dân trí) - Phân tích di truyền của chim bồ câu viễn khách (passenger pigeon) tuyệt chủng dường như cảnh báo về tác động của con người đối với động vật hoang dã
Những con chim bồ câu viễn khách đã từng là những chú chim dồi dào nhất ở Bắc Mỹ, nhưng săn bắn đã làm giảm số lượng của chúng từ 5 tỷ con xuống 0 trong vài thập kỷ.
Trong thế kỷ 19, bầy bồ câu viễn khách quá lớn. Chúng được biết đông đến mức che khuất mặt trời khi di chuyển 300 dặm.
Nhưng vào năm 1914, thành viên còn lại cuối cùng của loài, một con cái tên là Martha, đã chết đơn độc tại Sở thú Cincinnati.
Ngày nay, phân tích di truyền của mẫu vật chim bồ câu viễn khách đã tiết lộ lý do cho sự suy giảm sốc của loài này. Nó cũng đưa ra một cảnh báo rằng ngay cả những động vật dồi dào nhất cũng cần được bảo vệ.
Đại học California, nhà sinh vật học Beth Shapiro tại Santa Cruz, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Chúng ta thường nghĩ đến các quần thể lớn là an toàn khỏi sự tuyệt chủng. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, chúng ta cũng phải xem xét lịch sử tự nhiên dài hạn của một loài khi ra quyết định về nguy cơ tuyệt chủng của chúng”.
Phân tích các bộ gen của mẫu vật chim bồ câu viễn khách do Giáo sư Shapiro và các cộng sự của bà cho thấy rằng mặc dù các quần thể lớn của loài cho phép sự phát triển thích nghi nhanh, nhưng không đủ để ngăn chặn cái chết.
Theo giáo sư Shapiro, "Những con chim bồ câu viễn khách có khả năng thích nghi tuyệt diệu để sinh sống ở quy mô dân số lớn. Sự thay đổi đột ngột về quy mô dân số nhỏ đã gây ra vấn đề".
Nghiên cứu cho thấy con chim bồ câu viễn khách đã tồn tại với số lượng khổng lồ từ thời kỳ băng hà cuối cùng, có nghĩa là chúng không được trang bị để đối phó với sự sụt giảm đột ngột do săn bắn của con người.
Chúng thích nghi rất tốt khi sinh sống trong những đàn lớn mà chúng đã mất sự đa dạng di truyền cần thiết để chống lại cơn bão săn bắn này.
Điều này cho thấy ngay cả quần thể động vật lớn cũng có thể gặp rủi ro, đặc biệt là nếu chúng tồn tại trong một số lượng lớn trong một thời gian dài, Giáo sư Shapiro cho biết.
Trong khi các khiếm khuyết về gen làm trầm trọng thêm vòng xoáy đi xuống của những con chim bồ câu này, con người vẫn là thủ phạm chính.
"Thách thức lớn nhất đối với sự sống còn của chúng là thị trường thịt chim. Nếu không có những thợ săn “sát thủ”, ngày nay chúng ta vẫn có thể có những chú chim bồ câu viễn khách xung quanh”.
Đào Hiền (Theo Independent)