1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Loài cây kì lạ có khả năng… bắn hạt giống bằng lực của một khẩu súng thế kỷ 19

(Dân trí) - Loài cây Hamamelis Mollis đến từ Trung Quốc mới được các nhà khoa học phát hiện có khả năng nhân giống một cách kì lạ.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra loài cây Hamamelis Mollis có khả năng “trục xuất” hạt giống của mình với tốc độ lên tới 12,3 mét mỗi giây. Đây là một phát hiện gây bất ngờ bởi vì nó không giống như các loài thực vật thông thường khác tìm cách đảm bảo hạt giống bay càng xa càng tốt.

Loài cây kì lạ có khả năng… bắn hạt giống bằng lực của một khẩu súng thế kỷ 19 - 1
Hình ảnh loài cây Hamamelis Mollis.

Thực vật thường phải đối mặt với thách thức đảm bảo thế hệ tiếp theo lan ra thế giới thay vì để hạt giống rơi xuống gốc. Hầu hết các loài thực vật làm cho hạt của chúng rất nhẹ. Chúng được mang theo gió hoặc nhờ động vật như một công cụ gián tiếp.

Tuy nhiên, Hamamelis Mollis đã phát triển một phương pháp khác. Nó bắn hạt giống của mình ra ngoài.

Tiến sĩ Simon Poppinga của Đại học Freiburg đã bị thu hút bởi khoảng cách đạt được, ông đã quay quá trình phóng hạt giống của Hamamelis Mollis bằng máy ảnh có khả năng chụp 30.000 khung hình mỗi giây.

Poppinga và các đồng nghiệp tiết lộ tất cả bắt đầu bằng lực tác dụng lên hạt giống giống như khẩu súng thế kỷ 19 cho đạn của nó. Điều này tạo ra gia tốc khoảng 2.000 lần do lực hấp dẫn của Trái Đất tạo ra.

Tuy nhiên, thay vì sử dụng chất nổ, Hamamelis Mollis siết chặt các hạt giống như một người đang cầm thanh xà phòng cho đến khi nó bắn ra từ giữa các ngón tay của họ. Đương nhiên, hình dạng hạt giống cũng đã phát triển để giảm thiểu sức cản không khí.

Để chuẩn bị cho điều này, phần bên ngoài cứng của quả co lại, trong khi phần bên trong thịt trải qua một sự thay đổi hình dạng phức tạp để tối đa hóa áp lực lên hạt giống khi nó khô. Tất cả sự khô héo chậm chạp này kết thúc bằng một “phát bắn” mạnh mẽ đột ngột kèm theo âm thanh nứt khá to.

Điều kỳ lạ là, hạt giống từ một cây duy nhất không có hướng quay đều, một nửa quay theo chiều kim đồng hồ và nửa còn lại ngược chiều kim đồng hồ.

Khôi Nguyên

Theo IFL Science