Lỗ đen khổng lồ có thể thay đổi hiểu biết của chúng ta về vũ trụ

(Dân trí) - Lỗ đen này cách Trái đất 13 tỷ năm ánh sáng, có nghĩa là nó được hình thành chỉ 690 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang) khi các sao mới chỉ bắt đầu hình thành.

Lỗ đen khổng lồ có thể thay đổi hiểu biết của chúng ta về vũ trụ - 1

Robert Simcoe, giáo sư vật lý học Francis L. Friedman của Viện nghiên cứu không gian và Vật lý Vật lý Kavli, cho biết: "Đây là đối tượng duy nhất chúng tôi quan sát được từ thời đại này. Nó có một khối lượng cực kỳ lớn, và vũ trụ vẫn còn quá trẻ để điều này có thể tồn tại”.

"Vũ trụ chưa đủ già để tạo ra một lỗ đen lớn, nó rất khó hiểu."

Nhà thiên văn học Eduardo Bañados, nhà khoa học Carnegie, đã tìm ra lỗ đen kỳ lạ này nói rằng không có cách nào để giải thích cách một lỗ đen có thể nhận được khối lượng như vậy và nó có thể thách thức những hiểu biết hiện tại về sự hình thành các lỗ đen. "Tập hợp tất cả khối lượng này trong ít hơn 690 triệu năm là một thách thức rất lớn đối với các lý thuyết về sự phát triển lỗ đen siêu khối lượng.

Ngay cả trong ước tính hào phóng và lạc quan nhất về sự hình thành lố đen, việc tạo ra một khối lượng lớn như vậy trong một khoảng thời gian tương đối ngắn sẽ là không thể. Điều đó cho thấy một quá trình khác, hoàn toàn không rõ, đã xảy ra tại cùng thời điểm này.

Giáo sư Simcoe nói: "Nếu bạn bắt đầu với một hạt giống như một ngôi sao lớn, để nó phát triển với tốc độ tối đa, và bắt đầu vào thời điểm của Big Bang, bạn sẽ không bao giờ làm thành thứ có 800 triệu khối lượng mặt trời – điều đó không thực tế" . "Vì vậy, phải có một cách khác mà nó được hình thành. Và chính xác nó xảy ra như thế nào, không ai biết".

Lỗ đen này thậm chí càng trở nên khó hiểu hơn vì những gì đang xảy ra trong vũ trụ vào thời điểm đó. Nó đã được hình thành khi vũ trụ đang trải qua một chuyển đổi cơ bản - vũ trụ chuyển từ một đám mây hơi của khí nitơ thành không gian nơi mà các ngôi sao đầu tiên phát sáng.

Lỗ đen đặc biệt này (và các chuẩn tinh của nó) được đặt tên là ULAS J1342 + 0928 và cách chúng ta 13,1 tỷ năm ánh sáng. Vũ trụ đã 13,8 tỷ năm tuổi, nó làm cho lỗ đen này thực sự là “một đứa trẻ” theo quy mô vũ trụ học.

Eduardo Bañados cho biết: "Các chuẩn tinh xa nhất có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc chính yếu về các câu hỏi nổi bật trong vật lý thiên văn. Chuẩn tinh đặc biệt này rất sáng nên nó sẽ trở thành một “mỏ vàng” cho các nghiên cứu tiếp theo và sẽ là một phòng thí nghiệm thiết yếu để nghiên cứu vũ trụ sơ khai.

"Chúng tôi đã hoàn toàn gắn việc quan sát đối tượng này với một số kính thiên văn mạnh nhất trên thế giới. Có thể còn nhiều bất ngờ hơn."

Đào Hiền (Tổng hợp)