1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Lần đầu tiên tạo ra loài cá lai của hai loài cá “hóa thạch sống”

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu mới đây thông báo về một sự thụ tinh bất ngờ trong một vườn ươm cá đã dẫn đến một loài cá lai mới được lai tạo từ hai loài nằm cách xa nhau trên cây tiến hóa hơn con người và chuột.

Lần đầu tiên tạo ra loài cá lai của hai loài cá “hóa thạch sống” - 1

Được công bố trên tạp chí Genes, nghiên cứu mới cho biết tinh trùng từ một con cá tầm thìa Mỹ có thể thụ tinh trứng cá tầm Nga để tạo ra một nhóm động vật lai hoàn toàn mới chưa từng thấy trước đây.

Được tạo thành từ giao tử của bảy cá thể, nhóm tiến hành các thí nghiệm từ hai loài và tỷ lệ sống sót sau 30 ngày dao động từ 62% đến 74%.

Trứng cá tầm Nga có thể quen thuộc với nhiều người vì chúng là một thành phần được tìm kiếm cho món trứng cá muối lạ mắt. Những động vật ăn thịt khổng lồ này có xu hướng hoạt động dọc theo các lòng sông, hồ và vùng nước ven biển.Trong khi đó cá tầm thìa Mỹ là loài ăn các động vật phù du từ nước ở 22 tiểu bang của nước Mỹ.

Cả hai loài động vật này là một trong số những loài cá lớn nhất và sống lâu nhất trên thế giới, với sự khác biệt cổ xưa từ cây tiến hóa cấu thành chúng như hóa thạch sống. Chúng tồn tại ở các khu vực khác nhau trên hành tinh của chúng ta và cuối cùng có chung một tổ tiên khi khủng long lang thang trên Trái đất, khiến các nhà nghiên cứu cho rằng chúng đã bị loại bỏ quá xa trên cây tiến hóa để được lai tạo. Nhưng dường như quan điểm này cần phải xem lại.

Solomon David, một nhà sinh thái học thủy sinh tại Đại học bang Nicholls ở Louisiana cho biết đã không tin vào mắt mình vì việc lai giữa cá tầm và cá tầm thìa Mỹ là không thể.

Kết quả đã xảy ra khi các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản ở Hungary đang cố gắng xác định xem việc sinh sản vô tính giữa cá tầm thìa và cá tầm Nga có thể bảo vệ số lượng dân số của chúng hay không khi thực tế số lượng cá đang giảm mạnh khi bị đánh bắt quá mức, ô nhiễm và mất môi trường sống.

Thay vì kết thúc với rất nhiều cá tầm thìa và cá tầm, họ đã tìm thấy một loài động vật hoàn toàn mới. Mặc dù khoảng cách tiến hóa của chún, hai loài này có chung một số đặc điểm vật lý, con cái kết quả dường như vẫn sống sót.

Lai tạo không được khuyến khích trong khoa học, với những nỗ lực trước đây để lai các loài hổ có kết quả đáng buồn và các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng không bao giờ có ý định rằng hai loài nên kết hợp.

Các nhà nghiên cứu hiện có hơn 100 con còn sống sau khi thực hiện thí nghiệm lai tạo với một số cá thể nhận được gấp đôi DNA của mẹ và xuất hiện nhiều cá tầm, trong khi những con khác bị tách gần 50/50 và là một sự kết hợp của hai loài.

Trang Phạm

Theo IFL Science