Làm thế nào để con người trở thành "vô hình" trước muỗi đói?
(Dân trí) - Các nhà sinh học phân tử từ Hoa Kỳ tiết lộ bí mật về cách những con muỗi ranh ma nhận biết mùi mồ hôi của con người khi chúng tìm kiếm “nạn nhân” mới, và tìm ra cách khiến con người trở thành vô hình trước đám muỗi đói.
“Việc phong tỏa thụ thể IR8A khiến muỗi “săn” người ít hơn khoảng hai lần. Thứ mùi gây cản trở cho công việc kiếm tìm của muỗi có thể được thêm vào các loại thuốc trừ hiện dùng như DEET. Trong tương này có thể nói rằng khám phá của chúng tôi sẽ giúp mọi người trở nên vô hình trước những kẻ hút máu ranh ma”, — ông Matthew DeGennaro từ Đại học Tổng hợp Quốc tế Florida ở Miami (Hoa Kỳ) cho biết.
Muỗi và các loài côn trùng hút máu khác tìm kiếm nạn nhân tiếp theo của chúng theo lượng carbon dioxide dư thừa trong hơi thở và mùi cơ thể, kết hợp cả các phân tử dễ bay hơi từ da và các cơ quan khác của con người cũng như các chất do vi sinh vật tiết ra.
Từ lâu nay các nhà khoa học đã nghiên cứu sở thích khứu giác của muỗi, cố gắng tạo ra các loại thuốc xua đuổi hoặc mồi nhử an toàn và hiệu quả hơn đối với muỗi và đồng bọn của chúng. Các tìm kiếm tương tự có thể đưa ra giải đáp cho câu hỏi khiến nhiều người bình thường băn khoăn — tại sao muỗi lại ưa chọn một số thành viên trong gia đình làm “món ăn ngon” hơn là nhè vào người khác cùng nơi ở, và muỗi mòng luôn nhằm đốt những người có vẻ “máu ngọt” này.
Chuyên gia DeGennaro và các đồng nghiệp đã tìm thấy lời giải cho câu hỏi tương tự, nhưng hơi khác chút — tại sao nhiều con muỗi cố tình tìm kiếm và đốt người chứ không “dùng bữa” trên cơ thể các động vật có vú khác? Điển hình nổi bật về điều này là muỗi Aedes aegyptii khét tiếng, kẻ phân phối chính virus Zika, sốt vàng và sốt xuất huyết.
Như các nhà khoa học giả thiết từ lâu, những con côn trùng này định hướng theo mùi mồ hôi của người, thế nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu thành phần nào hấp dẫn muỗi, cách chúng nhận biết và phân biệt con người với động vật ra sao.
Các nhà sinh học phân tử Mỹ đã tìm thấy giải đáp chính xác cho câu hỏi này, sau khi thử nghiệm với muỗi biến đổi gien mà họ khóa ngẫu nhiên một trong những thành tố DNA gắn với công việc của ăng-ten là cơ quan khứu giác chính của chúng.
Khi nuôi những con côn trùng như vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa chúng vào một thùng chứa đặc biệt, ở lối ra có ngăn đặc biệt, cách nhiệt bằng lưới chống muỗi, nơi các nhà khoa học có thể đưa bàn tay vào hoặc mẫu mồ hôi của người và động vật. Theo dõi xem có bao nhiêu con muỗi cố xâm nhập qua lưới, chuyên gia DeGennaro và nhóm của ông đã đánh giá hiệu quả của "liệu pháp gien" và vai trò của các thụ thể khứu giác khác nhau trong việc phân biệt nhận biết mùi của con người.
Hóa ra đóng vai trò then chốt trong quá trình này là gien và protein IR8A có tác dụng loại bỏ làm giảm đáng kể ham muốn của muỗi khi tìm kiếm nạn nhân ở người. Sau khi phân tích cấu trúc và tương tác của nó với những thụ thể khứu giác khác, các nhà khoa học đi đến kết luận rằng muỗi nhận ra mùi của một người do các phân tử axit lactic chứa trong mồ hôi của chúng ta.
Điều thú vị là muỗi đã ngừng phản ứng với sự bay hơi của chất này không chỉ khi IR8A bị hỏng mà còn cả trong trường hợp khi các nhà khoa học cho kích đột biến không phải phần DNA này, mà là gien orco chịu trách nhiệm phân tán lượng carbon dioxide dư thừa ra môi trường xung quanh.
Theo các nhà khoa học, điều này cho thấy liên hệ chặt chẽ giữa những bộ phận khác nhau trong ăng-ten của muỗi, cần phải tính đến và có thể sử dụng để tạo ra các chất giấu kín một người khỏi cả hai hệ thống tìm kiếm nạn nhân của muỗi, hoặc là tạo ra những “cái bẫy” lý tưởng cho đám muỗi đói.
M.P (Theo Sputnik)