1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Kỳ lạ bọ cạp nâu chuyển màu xanh tím dưới tia UV

Hình ảnh lan truyền cho thấy ánh sáng kỳ lạ của bọ cạp nâu khi tiếp xúc với tia UV.

Kỳ lạ bọ cạp nâu chuyển màu xanh tím dưới tia UV - 1

Bọ cạp nâu mẹ và đàn con cõng trên lưng.

Sarah Folts, nhà sinh thái học đã chia sẻ đoạn video về đàn bọ cạp trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý.

Video ghi lại đặc điểm bí ẩn của bọ cạp cho thấy khi tiếp xúc với tia cực tím UV, chúng phát ra ánh sáng màu xanh lam hoặc tím tuyệt đẹp.

Đoạn video dài khoảng 14 giây ghi lại cảnh tượng con bọ cạp mẹ màu nâu vàng đang cõng hàng chục con có màu sắc tương tự trên lưng. Nhưng khi chiếu đèn UV vào, cả đàn phát sáng màu xanh tím khác lạ.

Tùy thuộc vào độ tuổi, bọ cạp sẽ đổi màu khác nhau dưới tia UV. Con bọ cạp mẹ chuyển sang màu xanh lam, xanh lục trong khi đó con nhỏ chuyển sang màu tím.

Kỳ lạ bọ cạp nâu chuyển màu xanh tím dưới tia UV - 2

Bọ cạp nâu chuyển màu xanh tím dưới tia UV

Được biết, khi tia UV tương tác với protein của bọ cạp, chúng khiến loài động vật không xương sống chuyển màu. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được lý do tiến hóa đằng sau đặc điểm bí ẩn này.

Một số người suy đoán rằng việc phát sáng có thể giúp loài động vật này tìm thấy nhau, biết được thời điểm để săn mồi hoặc đó có thể là một cách để đánh lừa con mồi.

Theo Petal Pixel, sự phát sáng là kết quả của các chất hóa học trong lớp áo giáp bên ngoài hấp thụ và phát lại ánh sáng ở bước sóng thấp hơn.

Lớp ngoài cùng, còn được gọi là lớp hyaline, trong suốt và có vai trò giữ các tế bào hình thành trong quá trình phân chia lại với nhau. Lớp hyaline bền chắc có khả năng chịu đựng được thử thách của thời gian.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ngay cả những con bọ cạp hóa thạch cũng phát sáng dưới tia UV. Bên cạnh đó, khi các nhà khoa học bảo quản các mẫu vật bọ cạp trong các lọ chứa đầy chất lỏng, lớp hyaline có thể làm cho chất lỏng phát sáng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học quan sát thấy rằng bọ cạp không phát sáng sau khi lột xác, điều này cho thấy lớp bên ngoài phải hoàn toàn cứng lại trước khi bị tia UV chiếu vào.

Việc phát sáng có thể là một cách để xác định thời điểm an toàn để chúng đi ra ngoài. Bọ cạp cũng phát sáng dưới ánh trăng nên chúng thường hoạt động nhiều hơn vào thời điểm trăng không tròn và khả năng chúng biết là không nên chui ra ngoài vì ánh trăng sẽ làm chúng lộ diện trước kẻ săn mồi.