Kính viễn vọng khổng lồ ở Trung Quốc thu được nhiều tín hiệu kì lạ từ không gian

(Dân trí) - Trong thông tin mới nhất được công bố, kính thiên văn vô tuyến hình cầu có khẩu độ 50 mét (FAST) hiện đã thu được một số tín hiệu không gian bí ẩn được gọi là vụ nổ radio nhanh.

Các sóng vô tuyến cực thấp và truyền cực nhanh từ các "vụ nổ năng lượng" trong vũ trụ được gọi chung là Fast Radio Busts (FRBs). Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2007 và chúng ta luôn tìm thấy chúng nhiều hơn dù các sóng vô tuyến này vẫn là một bí ẩn với con người.

Kính viễn vọng khổng lồ ở Trung Quốc thu được nhiều tín hiệu kì lạ từ không gian - 1
Kính viễn vọng khổng lồ ở Trung Quốc vừa thu được liên tiếp các tín hiệu bí ẩn nổi tiếng.

Mặc dù các nhà thiên văn học gần đây đã đạt được một số tiến bộ thú vị trong việc truy tìm FRBs, nhưng chúng ta không biết chính xác những tín hiệu này là gì, hoặc chúng bắt nguồn như thế nào.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng tín hiệu đã truyền đi ở khoảng cách 3 tỷ năm ánh sáng trên khắp vũ trụ để đến với chúng ta. Điều thú vị nữa về sự phát hiện của FAST là FRBs này là một bộ lặp.

Nguồn của các sóng vô tuyến bí ẩn lặp lại có tên chính thức là FRB 121102, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2012 tại Đài thiên văn Arecibo ở Puerto Rico, nó đã xuất hiện nhiều lần kể từ đó.

Nguồn FRB 121102 tiếp tục xuất hiện trở lại vào ngày 30 tháng 8, trước khi ghi lại hàng chục lần sau đó. Đặc biệt, vào ngày 3 tháng 9 vừa qua hơn 20 lần đã được phát hiện.

Máy thu tại Trung Quốc đặc biệt nhạy cảm với tín hiệu vô tuyến, bao phủ dải tần số 1,05-1,45 GHz và điều đó làm cho nó hoàn hảo để theo dõi FRB 121102.

Chúng ta càng có thể quan sát được nhiều FRBs này, cơ hội để có thể tìm ra chính xác chúng là gì càng nhân lên.

"Tôi nghĩ rằng thật tuyệt vời khi thiên nhiên tạo ra thứ gì đó tương tự. Ngoài ra, tôi nghĩ rằng có một số thông tin rất quan trọng trong cấu trúc đó mà chúng ta chỉ cần tìm ra cách mã hóa và thật thú vị khi cố gắng tìm ra chính xác đó là gì", nhà vật lý Ziggy Pleunis của Đại học McGill nói.

Minh Long

Theo Science Alert