Kì lạ hiện tượng cá sấu “ngủ đông” ở Mỹ
(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng cá sấu “ngủ đông” ở Bắc Carolina (Mỹ) thể hiện một chiến thuật sinh tồn kỳ quái rất hiếm gặp.
Những con cá sấu thường ẩn nấp trong một đầm lầy ở phía đông Bắc Carolina hiện đang "đóng băng" dưới làn nước âm u. Toàn bộ phần thân của những con cá sấu đều ngâm trong nước ngoại trừ mõm của chúng.
Các quan chức ở Ocean Isle Beach đã đăng lên Facebook một đoạn video cho thấy hiện tượng cá sấu “ngủ đông” trong đầm lầy khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên.
Tất cả các con cá sấu đang “đóng băng”, George Howard, người quản lý tại Công viên cho biết trong video có 12.000 lượt xem.
Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, có thể cá sấu đã sử dụng “chiến thuật” kì lạ này để sinh tồn khi nước xung quanh chúng đạt đến nhiệt độ đóng băng trong những tháng mùa đông lạnh giá.
Khi những con cá sấu cảm thấy nước đang đạt đến điểm đóng băng, chúng sẽ đẩy mõm lên ngay phía trên bề mặt.
Cá sấu, giống như các loài bò sát khác là loài động vật máu lạnh và dựa vào môi trường của chúng để điều chỉnh nhiệt độ.
Theo Trung tâm truyền thông môi trường của Đại học Loyola New Orleans, hiện tượng này tương tự như ngủ đông nhưng không giống như ngủ đông chúng ta vẫn thường biết.
Chính xác hơn đó là những con cá sấu có phản ứng với môi trường lạnh bằng cách làm chậm hoạt động trao đổi chất của chúng, nhưng không phải ngủ đông thực sự.
Thông thường, động vật ngủ đông rơi vào một giấc ngủ sâu và không ăn hoặc uống trong nhiều tháng. Tuy nhiên, các loài bò sát vẫn có những khoảng thời gian chúng hoạt động và chúng không rơi vào một giấc ngủ sâu. Trong khi họ không ăn trong thời gian này, họ vẫn uống để tránh bị mất nước.
Khôi Nguyên (Theo Foxnews)