Khám phá bên trong ngôi mộ của người phụ nữ Ai Cập quyền lực
(Dân trí) - Một ngôi mộ 4000 năm tuổi với cảnh khỉ thường thấy được phát hiện ở ngoại ô Cairo.
Các nhà khảo cổ học đã khám phá ngôi mộ trang trí lộng lẫy của một nữ tu Ai Cập cổ đại, cho thấy một cái nhìn hiếm hoi về cuộc đời của một phụ nữ quý tộc hơn 4.000 năm trước.
Ngôi mộ này thuộc về Hetpet, một nữ thần phục vụ cho Hathor, nữ thần của sự sinh sôi, âm nhạc và khiêu vũ. Trong khi linh mục phụ nữ không phổ biến ở Ai Cập cổ đại, thầy tu Hathor có nhiều nữ thần ở bên.
Bộ trưởng Khaled El-Enany tuyên bố tại một cuộc họp báo vào ngày Thứ Bảy ở Giza: “Phát hiện này ghi nhận khám phá khảo cổ học đầu tiên của Ai Cập năm nay”.
Ngôi mộ cổ có lối vào dẫn đến một ngôi đền hình chữ L.
Bên trong ngôi mộ, tên và chức vụ của Hetpet được khắc trên một bể lọc, theo báo cáo của AFP. Ngôi mộ cũng được trang trí với những bức tranh được bảo tồn rất đáng quý, bao gồm hình ảnh Hetpet trong các cảnh săn bắn và câu cá và miêu tả công việc con người nung kim loại, làm đồ da và nhảy múa.
Những bức tranh tường được bảo quản rất tốt và hiếm hoi bên trong ngôi mộ.
Trong số bức tranh này có nhiều cảnh của những chú khỉ lạ thường, được coi như vật nuôi vào thời đó. Một bức ảnh khắc họa con khỉ đang hái trái cây và mang theo một cái giỏ để đựng, và một bức hình khác cho thấy một con khỉ đang nhảy múa ở phía trước một dàn nhạc. Nhà báo Ai Cập, al Ahram, cho biết, chỉ có một bức tranh của một chú khỉ nhảy múa đã được tìm thấy trước đây, bức tranh vẽ một con khỉ đang nhảy múa trước mặt một nghệ sĩ ghita trong ngôi mộ của Kal-ber ở Saqqara, thế kỷ 12.
Hetpet sống vào triều đại thứ 5 của Ai Cập, một trong những thời kỳ thịnh vượng được biết đến như là một Vương quốc Cổ đại. Đây là thời đại tuyệt vời của Ai Cập về xây dựng kim tự tháp, khi các vị vua cai trị đã đưa ra điều luật,và các đền thờ và cung điện cũng đã được dựng lên.
Tên của vị nữ tu này lần đầu tiên được nhìn thấy trên các cổ vật được khai quật tại các khu khảo cổ năm 1909 và đã được gửi đến Đức. Mãi cho đến năm 2017, hơn một thế kỷ sau đó, ngôi mộ này mới được khai quật bởi một nhóm khảo cổ do Mostafa Waziri lãnh đạo, tổng thư ký của Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai cập.
Waziri nói với các phóng viên ở Giza rằng họ hy vọng sẽ khám phá nhiều hơn khi họ tiếp tục khai quật địa điểm này.
Hoàng Hằng
Theo National Geographic