1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Hóa thạch côn trùng kỳ lạ 151 triệu năm tuổi

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu vừa tuyên bố tìm thấy hóa thạch của một loài côn trùng kì lạ được đặt tên là Morrisonnepa Jurassica ở Utah, Mỹ.

Hóa thạch côn trùng kỳ lạ 151 triệu năm tuổi - 1
Hóa thạch bên cạnh một con bọ nước khổng lồ.

Hoá thạch độc đáo được các nhà nghiên cứu tìm thấy trong hệ tầng Morrison. Hệ tầng Morrison được biết đến là một vùng đất địa chất học đặc biệt chứa nhiều loại đá trầm tích từ thời Jura Muộn được tìm thấy ở miền tây nước Mỹ, nơi có nguồn hóa thạch khủng long nhiều nhất ở Bắc Mỹ. 

Hóa thạch côn trùng mới được cho bao gồm vùng bụng và có thể gồm cả vùng đầu. Thực tế, hoá thạch của loài côn trùng này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2017 và dường như có liên quan đến một loài sinh vật nổi tiếng còn tồn tại hiện nay là bọ nước khổng lồ. Bọ nước khổng lồ thuộc họ Lethocerinae có thể phát triển chiều dài tới 15cm. Vũ khí của loài sinh vật này được chú ý đặc biệt bởi vết cắn chứa nọc độc.

Theo suy đoán của các nhà khoa học, loài côn trùng hóa thạch mới này dường như là một loài săn mồi tương đối lớn, chúng có họ hàng với loài bọ nước có thể tấn công ăn thịt không chỉ các động vật không xương sống khác như ốc sên, động vật giáp xác, động vật có xương sống như cá, lưỡng cư và rắn.

Hóa thạch được tìm thấy ở cùng khu vực dãy núi Rocky nổi tiếng là dãy núi khá rộng ở miền Tây Bắc Mỹ. Đây cũng là nơi từng phát hiện hóa thạch các loài khủng long như apatosaurus, allosaurus và stegosaurus.

Các nhà nghiên cứu trước đó từng cho biết luôn mơ ước sẽ tìm thấy hóa thạch côn trùng thực sự ở Morrison. Cho đến vừa qua, mong muốn đã thành hiện thực khi họ phát hiện ra dưới kính hiển vi trộn lẫn với nhiều vật liệu hóa thạch thực vật không xác định.

Trang Phạm

Theo MSN