Hình ảnh sao chổi sớm nhất được khắc trên tảng đá Himalaya
(Dân trí) - Ngôi sao chổi đầu tiên quan sát được từ Trái Đất rất có khả năng là từ 6000 năm trước.
Các nhà khảo cổ học cho biết một bức hình khắc đá bí ẩn được tìm thấy tại vùng núi Himalaya ở Kashmir có thể là hình ảnh sớm nhất về một ngôi sao chổi từng được phát hiện.
Trong hàng chục năm qua, bức hình chạm khắc tinh xảo đó được cho là miêu tả lại cảnh tượng săn bắn.
Tuy nhiên, hai vật thể trong bức hình trông giống như những ngôi sao đã thôi thúc tiến hành một nghiên cứu mới về tảng đá kì lạ.
Những nhà thiên văn Ấn Độ nói rằng những bức hình trên đá Kashmir có lẽ là mô tả sớm nhất về một ngôi sao chổi từng được phát hiện.
Nhóm nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Cơ bản Tata, Mumbai và Viện nghiên cứu Vật lý Thiên văn Leibniz ở Potsdam, Đức đã nói trong Tạp chí Lịch sử Khoa học Ấn Độ: “Chúng tôi cho rằng đây không phải là cảnh tượng săn bắn trên đất liền mà thực chất là một bản đồ thiên thể cho thấy vị trí của những chòm sao nổi bật và Mặt trăng vào ngày đầu tiên thấy sao chổi”.
Hình vẽ trên đá được tìm thấy ở một bức tường đá với tảng đá hướng vào trong ở vùng Burzahama ở Kashmir, Ấn Độ vào những năm 1960.
Địa điểm này có niên đại từ năm 2100 trước Công nguyên.
Trong bức hình có hai thợ săn, một con bò, và hai hình tròn đĩa phát sáng trên bầu trời ban đầu được phỏng đoán là hai mặt trời.
Bản đồ thiên thể vị tríHB9 xuất hiện trên biểu đồ bầu trời năm 5700 trước Công nguyên.
Các nhà khoa học đầu tiên đã bác bỏ ý kiến về hai mặt trời, và sau đó cũng loại trừ ý một mặt trăng và một mặt trời, cho rằng những vật thể này “không thể là mặt trăng và mặt trời vì, với khoảng cách như vậy đến mặt trời, mặt trăng sẽ ở cuối kì trăng và do đó không thể sáng như vậy”.
Đội ngũ nghiên cứu đứng đầu là nhà vật lý thiên văn Mayank Vahia sau đó truy tìm những ghi chép thiên văn về những ngôi sao chổi cổ để tìm ra bản ghi chép phù hợp với hình khắc.
Họ đã tìm ra được Sao chổi HB9, được quan sát thấy từ Trái Đất vào năm 3600 trước Công nguyên với độ sáng tương tự như mặt trăng.
Hình khắc trên đá: gồm hai thợ săn, một con bò, và hai hình tròn phát sáng trên trời ban đầu được phỏng đoán là hai mặt trời.
Các nhà nghiên cứu, những người đã thêm bản đồ thiên thể vào khu vực quan sát thấy HB9 vào bức vẽ cổ và phát hiện những manh mối thiên văn đáng chú ý, cho biết: “Hình ảnh của một thợ săn đồng nhất với chòm sao Lạp Hộ; con bò đực ở trung tâm tương tự như chòm Kim Ngưu.
Thợ săn bên trái có lẽ được tạo thành từ những vì sao của chòm Kình Ngư và loài động vật còn lại bên phải có lẽ là Chòm Tiên nữ và Pegasus. Đường cong dài trên hình khắc, theo truyền thống đại diện cho cái giáo, rất có thể là một dải sao sáng hình cung.
Lộc Ninh (Theo Daily Mail)