1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Giun móc hút máu có thể tạo ra liệu pháp điều trị hen suyễn

(Dân trí) - Trong nhiều thế kỷ, các thầy thuốc và các nhà khoa học đã nghĩ giun móc hút máu là ký sinh trùng cần loại bỏ. Việc nhiễm giun móc có thể gây ra chuột rút ở dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, và các triệu chứng khác. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy các ký sinh trùng này thực tế có thể có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh tự miễn dịch.

Giun móc thường xâm nhập vào da qua chân trần và cuối cùng đến ruột non, nơi chúng tiết ra protein để giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch trong khi đồng thời hút máu từ niêm mạc ruột.
Giun móc thường xâm nhập vào da qua chân trần và cuối cùng đến ruột non, nơi chúng tiết ra protein để giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch trong khi đồng thời hút máu từ niêm mạc ruột.

Hiện nay, các nhà khoa học đang quay trở lại với những con giun nhỏ đáng ghét này trong việc tìm kiếm các phương pháp điều trị cho các bệnh trên. Trong tuần này, một nhóm các nhà khoa học cho biết đã phân lập được một protein do những con giun này tiết ra có thể là một yếu tố quan trọng về khả năng chữa bệnh.

Một số nghiên cứu thực hiện trong nhiều năm qua đã cho thấy mối liên hệ giữa sự gia tăng của các bệnh tự miễn dịch ở các nước đang phát triển và sự suy giảm các bệnh nhiễm ký sinh trùng này cũng như là những sự cải thiện về vệ sinh công cộng, một hiện tượng được gọi là “giả thuyết vệ sinh”. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu xem liệu việc các bệnh nhân tái nhiễm với giun móc nào đó có thể lại là một cách điều trị có lợi cho điều kiện tự miễn dịch của họ không.

Một vài thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn II và giai đoạn III đang được tiến hành và cho thấy sự thành công trong các bệnh celiac (không dung nạp gluten) và viêm ruột ở những người tham gia tình nguyện được để giun móc sống trong ruột.

Các kết quả của nghiên cứu trong tuần này cho thấy nếu các nhà khoa học có thể khai thác loại protein đặc biệt ở giun móc mà có tác dụng chữa bệnh, thì có lẽ mọi người sẽ không cần phải đưa vào ruột toàn giun móc.

Tác giả nghiên cứu chính Severine Navarro, nhà miễn dịch học tại Đại học James Cook cho biết: “Chúng tôi thấy rằng bạn không cần toàn bộ ký sinh trùng này để nghiên cứu sự bảo vệ chống lại viêm nhiễm. Các sản phẩm mà chúng tiết ra trong nước bọt là bí quyết của toàn bộ đặc tính bảo vệ .”

Làm thế nào mà protein giun móc giúp điều trị bệnh hen suyễn?

Trong quá trình dị ứng tấn công, các tế bào miễn dịch cố gắng để thoát khỏi các thể hạt kích thích giống như thải bỏ mạt bụi. Điều này gây ra rất nhiều phản ứng viêm và sự co thắt của cơ trơn, làm cho mọi người thở khò khè và ho. Trong bệnh suyễn, phản ứng này được thiết lập và có thể xảy ra ngay cả khi các hạt kích thích vắng mặt, Navarro cho biết.

Nhưng giun móc tiết ra protein kháng viêm 2, hoặc AIP-2, thiết kế lại phản ứng miễn dịch từ ủng hộ viêm thành chống viêm.

Việc tạo ra một “món xúp” AIP-2 và tiêm nó vào chuột, cho thấy protein này “gần như hoàn toàn đảo ngược” các triệu chứng hen suyễn, theo Navarro. Không chỉ số lượng enzyme gây viêm giảm, mà chức năng phổi và hô hấp của chuột cũng được cải thiện.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng AIP-2 thay đổi thành phần của các tế bào miễn dịch và ngăn ngừa chứng viêm trong các tế bào của người được lấy từ da người bị dị ứng với mạt bụi. Những kết quả này đã được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.

Mặc dù Navarro cảnh báo rằng không phải tất cả ký sinh trùng đều có thể có lợi, một số vẫn còn có thể có hại cho sức khỏe con người, kết quả này tạo ra hy vọng rằng protein giun móc có thể được biến đổi thành thuốc có lợi cho người bị bệnh hen suyễn và dị ứng.

Nhóm của Navarro đang tìm một hãng để bắt đầu thực hiện một số thử nghiệm lâm sàng. Đó chắc chắn sẽ là một phương cách về “yếu tố kinh khiếp” của việc để sinh vật sống sống trong ruột của chúng ta, nhưng nó cũng sẽ tạo ra cách để khai thác lợi ích của các ký sinh trùng mà không mang rủi ro cho hệ tiêu hóa.

Linh Trang (Theo Popsci)